- Công suất khả thi: là công suất dự án có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Căn cứ lựa chọn:
+ Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án (hiện tại và tương lai) + Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư
+ Các thông số kỹ thuật và kinh tế của máy móc hiện có
+ Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào (nhất là nguyên vật liệu nhập khẩu) + Năng lực tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư của chủ đầu tư + Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công suất
Trong quá trình hoạt động của dự án có thể có trục trặc bất thường, nếu chọn thiết bị có công suất bằng công suất khả thi thì không đáp ứng được yêu cầu của dự án. Do đó người lập dự án cần chọn thiết bị có công suất cao hơn công suất khả thi (cao hơn 10%)
- Công suất thiết kế của dự án: Được tính dựa vào công suất thiết kế của máy móc, thiết bị chủ yếu trong 1 giờ và số giờ làm việc trong một năm
Chương 2 – Lập dự án đầu tư ___________________________________________________________________________
Số ngày làm việc trong một năm: 360 ngày
Số ca/ngày; số giờ /ca: theo dự kiến trong dự án (1ca/ngày hoặc 1,5 ca/ngày; 8 giờ/ca) - Công suất thực tế: Là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng năm khi đi vào vận hành khai thác
+ Công suất thực tế những năm hoạt động ổn định của dự án = công suất khả thi + Công suất thực tế chỉ nên tính tối đa 90% công suất thiết kế (do phải tính đến những trục trặc bất thường)
+ Năm đầu công suất thực tế chỉ tính bằng 50% công suất thiết kế và dự kiến tăng dần qua các năm cho đến khi ổn định (do phải điều chnhr máy móc, lao động chưa thạo việc, đầu vào và tiêu thụ chưa ổn định)
- Công suất tối thiểu: Là công suất tương ứng với điểm hòa vốn. Do vậy không thể chọn công suất thực tế của dự án nhỏ hơn công suất hòa vốn vì như vậy dự án bị lỗ.