Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuậtđờn ca tàitử Nam bộ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 25 - 27)

Khái niệm cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử.

Cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử đó là sự toàn vẹn biểu hiện sự cân đối, tỷ lệ hoà hợp cả cái bên ngoài và yếu tố bên trong giữa những yếu tố chất và lượng, giữa hình thức và nội dung, hơn thế nữa đó là sự kết hợp đồng điệu giữa yếu tố đờn ca và tài tử. Cấu trúc hài hoà, toàn vẹn và cân đối là những phẩm chất quan trọng tạo nên cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử.

Khi nhắc đến nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, người ta không chỉ nghĩ đến cái hay, cái chất giản dị, mùi mẫn, chất phác mà gần gũi của nó mà còn nhớ đến những ấn tượng mà đờn ca tài tử tạo ra trong lòng mọi người bởi nét độc đáo của nó. Tất cả những yếu tố đó tạo ra một nét riêng của nghệ thuật Đờn ca tài tử và làm nên cái đẹp và vẻ đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Vẻ đẹp nói lên hình thức bên ngoài của các sự vật, hiện tượng, còn cái đẹp nói lên toàn bộ sự vật đẹp, cả hìnhthức lẫn nội dung và cái có tính chất quyết định nhất là nội dung chứ không phải hình thức. Dĩ nhiên nói như vậy không có nghĩa là coi thường hình thức. Cái đẹp hoàn thiện thống nhất giữa cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài: Nói cái đẹp bên trong là nói đến cái đẹp của tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người và bên trong sự vật hiện tượng còn cái đẹp bên ngoài tức là vẻ đẹp (khuôn mặt, vóc người, ăn mặc đẹp,...). Cái đẹp bên ngoài chỉ là một phương diện của hình thức chứ không phải là toàn bộ hình thức. Có phân biệt như vậy mới lí giải được những vấn đề tưởng chừng như một nghịch lí: “người đẹp như thế mà lại xấu tính”, “đẹp như thế mà không có tâm hồn”,... hình thức đẹp ở con người chủ yếu được thể hiện ở cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cách sống,... tất cả những yếu tố này được thể hiện trong vẻ đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử thông qua lối sống giản dị, chất

phác và gần gũi của cư dân đồng bằng sông nước. Tất cả đều có trong nội dung lẫn hình thức về cái đẹp của bộ môn này.

Trong thực tế, đối với người dân Nam Bộ, đờn ca tài tử như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Mọi niềm vui, nỗi buồn đều có thể gửi gắm qua những làn điệu mượt mà, sâu lắng ấy. Cả trong những lúc lao động, học tập hay những khi nông nhàn, đờn ca tài tử đều có thể ngân lên mang đến một không gian thư giãn thoải mái, vui tươi cho tất cả mọi người. Cũng vì lẽ đó mà loại hình âm nhạc này như thấm vào trong máu, gắn bó với nhiều thế hệ người dân ở miệt vườn sông nước miền tây.

Đờn ca tài tử có thể được chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Từ lúc nông nhàn, khi rảnh rỗi, trong sân đình, trước sân nhà, ngoài bờ đê, cạnh bờ sông, thả thuyền trên sông đến các buổi hội hè, tiệc tùng. Vào những đêm trăng sáng, những ngày nông nhàn ở xóm làng, người dân quê tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên trang phục biểu diễn cũng không quá cầu kỳ. Họ chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn; khi nào diễn ở đình, miếuhoặc tham gia diễn trên sân khấu họ mới sử dụng các trang phục phù hợp với nội dung của bản nhạc. Với một cuộc chơi tài tử, không có quy định phải có bao nhiêu người, chỉ cần biết đàn, biết ca là có thể tham gia biểu diễn.

Hệ thống bài bản của đờn ca tài tử rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn phải kể đến 20 bài tổ gồm: 6 Bắc (Lưu thủy, Phú lục, Tây Thi, Cổ bản, Bình bán, Xuân tình), 3 Nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo), 4 oán (Tứ đại, Giang Nam, Phụng hoàng, Phụng cầu), 7 bài nhạc lễ (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc). Ngoài ra, đờn ca tài tử còn có các bài lý, ngâm, 8 bài ngự,... để thuộc hết 20 bài tổ và các bài lý, ngâm, ngự không hề đơn giản, mà mất rất nhiều thời gian, công sức. Người đờn, người ca còn phải tạo phong cách với các “ngón đàn” riêng, cách “luyến” riêng. Theo soạn giả Ngô Hồng Khanh, nghệ thuật Đờn ca tài tử là cuộc chơi đầy phong lưu và tao nhã. Tiếng đờn càng hay thì tiếng ca càng rung cảm. Khi hai tâm hồn được hòa quyện nhau thì người nghe càng không muốn rời. Tất cả hòa vào nhau tạo nên một vẻ đẹp huyền diệu của âm nhạc dân tộc Việt Nam, tạo nên cốt cách của con người vùng đất Nam Bộ.

Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, Giáo sư Trần Văn Khê có nhận xét rất chính xác về đờn ca tài tử: "Chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi mát, cái đẹp đẽ, có cái phong phú, cái dồi dào mà sức sống, sức đóng góp của tất cả những người nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, nó đẹp đẽ,..."[50. Tr.178]. Đó chính là ma lực, sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì nó là cái đẹp, là bản sắc văn hóa Nam Bộ, văn hóa Việt Nam.

Theo nghệ nhân dân gian Phạm Công Tỵ, đây là một bản nhạc hay và lạ đối với nhạc tài tử. Vì hầu như rất ít bản nhạc tài tử được dùng để múa. Bản “Vũ khúc Đông Dương” tôi nghĩ có thể đây là tiết mục ngẫu hứng của ban nhạc tài tử ngày xưa khi đến Pháp biễu diễn. Phát hiện này với nhạc tài tử lại càng giá trị và thú vị, nghệ nhân Tỵ khẳng định.

Trong nhịp sống công nghiệp, bận rộn, bốn bề hối hả, dưới những tác động, ảnh hưởng của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế, rất ít người yên lòng để thả hồn vào cuộc chơi với khúc nhạc, lời ca. Những tiếng hò ơ dìu dặt mênh mông đang chìm dần vào những âm thanh sôi động, náo nhiệt của thị thành. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, phát huy cái đẹp của đờn ca tài tử cần được nhìn nhận ở quy mô cấp Nhà nước để có thể huy động sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, trên cơ sở khuyến khích các địa phương mở lớp dạy đờn ca tài tử cho những người yêu thích, nhất là giới trẻ. Trong bối cảnh bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử vừa mới được UNESCO vinh danh, trách nhiệm của những người trong cuộc là phải làm sao nuôi dưỡng đờn ca tài tử giống như một mạch nước ngầm, len lỏi, lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, bản chất của cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử không chỉ gắn liền với phẩm chất khách quan của sự vật; hài hoà, cân đối, mực thước, toàn vẹn mà còn bao hàm trong đó cả quan niệm chủ quan của con người – đối tượng cảm nhận cái đẹp toàn vẹn nhất. Cái đẹp có tính khách quan, hàm chứa yếu tố hài hoà - toàn vẹn. Song vấn đề là ở chỗ cái gì qui định và thừa nhận tính hài hoà - toàn vẹn đối với các sự vật và hiện tượng của con người.

Đánh giá cái đẹp nghệ thuật đờn ca tài tử trong quan hệ khách thể, chủ thể trước hết là một sự đánh giá phức tạp, nó đạt tới cái chung thông qua cái riêng. Cái đẹp được đánh giá mang tính chủ thể và bộc lộ qua cá nhân. Rộng hơn cái đẹp được bộc lộ qua nhóm người. Theo nguyên tắc này, quan niệm về cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử được qui định bởi tính dân tộc. Mỗidân tộc có lãnh thổ riêng, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống riêng,… Những sự vật, hiện tượng, lý tưởng, hành vi, nếp sống, nếp nghĩ,… được xem là đẹp phụ thuộc rất lớn vào bản sắc riêng đó. Và tất nhiên, nghệ thuật đờn ca tài tử đáp ứng những tiêu chuẩn đó nên phù hợp với tính dân tộc, bản sắc văn hóa của người dân Nam Bộ.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w