Một số giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuậtĐờn ca tàitử ở TràVinh hiện nay

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 34)

2.2.1.1. Bảo tồn những giá trị tĩnh của nghệ thuật đờn ca tài tử

Mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử là thể hiện tính kế thừa những mặt tích cực hợp lý về những giá trị của cái đẹp trong đờn ca tài tử. Bên cạnh đó loại bỏ đi những yếu tố không phù hợp với xu hướng và nhu cầu về một một dòng nhạc thính phòng mang tính miền sông nước. Đồng thời phải biết tiếp thu những giá trị mang tính thời một giá trị mới một giá trị mang cái đẹp thể hiện tính chân – thiện – mỹ.

Bảo tồn cái đẹp đờn ca tài tử là bảo toàn những giá trị truyền thống và tạo điều kiện hỗ trợ để đờn ca tài tử phát huy. Bảo toàn, giữ gìn không thể chỉ nói bằng lời mà phải có hành động cụ thể, thiết thực để thu hút sự chú ý của cộng đồng trong và ngoài nước, từ đó mới có sự chung tay góp sức của cả thế hệ hôm qua, hôm nay và mai sau. Bảo toàn cái đẹp phải dựa trên các phương diện đặc trưng loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử. Phát huy mà không mất gốc, lai căn, pha tạp. Không cải tiến một cách tràn lan tạo lên sự xáo trộn và không phù hợp với bản tính của nghệ thuật đờn ca tài tử. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng là phát huy và bảo tồn chứ không phải là bảo thủ, nghĩa là phải bảo toàn những sự vận động và phát triển làm sao cho nghệ thuật đờn ca tài tử vẫn thể hiện được những cái giá trị của nó trong thời đại ngày nay. Bởi vì đờn ca tài tử là một thực thể sống luôn vận động và phát triển, luôn biết phát huy những giá trị mới của cái đẹp phù hợp với xã hội đương đại đáp ứng nhu cầu thị hiếu của công chúng ngày nay.

Bảo toàn ở trạng thái tĩnh của nghệ thuật đờn ca tài tử là hình thức giữ nguyên những gì đã sáng tạo trước đó, đây được xem là những giá trịgốc, tránh bị lai căng hay biến dạng. Đồng thời lưu giữ ở dạng băng đĩa hình ảnh hiện vật để làm tư liệu lịch sử của nhân loại hình âm nhạc này. Bảo toàn cái đẹp nguyên bản giá trị đờn ca tài tử để tránh bị lai căng hay biến dạng với hình thức sân khấu hóa là những nhiệm vụ trọng tâm của việc bảo tồn đờn ca tài tử. Bảo toàn nguyên bảng giá trị gốc ở đây chính là hình thức và tính chất trình diễn, bài bản gốc,... bài bản gốc ở đây chính là 20 Tổ truyền tinh túy của đờn ca tài tử, sau đó tiếp tục chọn lựa, bổ sung thêm những bản khác, những bản tiêu biểu của nhạc tài tử Nam Bộ để sớm xác lập danh mục cần bảo vệ. Có nhiều ý kiến khác nhau về lòng bản của 20 bản Tổ cần phải thống nhất. Không xem ai đúng ai sai, chúng ta cần thống nhất chung để thế giới thấy rằng đây là loại hình mang tính thống nhất, bác học. Theo thạc sĩ Huỳnh Khải, hiện nay nhạc tài tử đã có nhiều quyển sách của các tác giả ghi lại bản đờn nhưng mỗi quyển đều chưa có sự thống nhất. Đờn ca tài tử đã vươn tầm ra thế giới, chính vì vậy chúng ta cần thống nhất để giới thiệu với bạn bè quốc tế.

2.2.1.2. Bảo tồn cái đẹp thông qua phương thức hoạt động của nghệ thuật đờn ca tài tử

Để thực hiện tốt việc bảo toàn phương thức hoạt động đờn ca tài tử tại các ban, nhóm, câu lạc bộ; Nhà nước và quan trọng nhất là các ban ngành sở có liên quan cần hỗ trợ kinh phí và có sự quan tâm kiểm tra đôn đốc, giám sát chất lượng để các câu lạc bộ duy trì sinh hoạt thường xuyên. Nhiều câu lạc bộ trong tỉnh được chính quyền địa phương nơi câu lạc bộ hoạt động hỗ trợ mỗi lần tổ chức sinh hoạt là 300 đến 400 nghìn đồng nhưng sự hỗ trợ này không được duy trì lâu, các thành viên trong câu lạc bộ, nhóm tự gom tiền các thành viên lại với nhau để sinh hoạt. Một khi không cấp kinh phí cho các câu lạc bộ hoạt động thì chức năng quản lý của chính quyền địa phương sẽ không còn, thời gian sinh hoạt và trình độ chuyên môn cũng không được thểhiện đúng giá trị của nó nữa. Trong dự thảo đề án bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 - 2020 chú trọng việc duy trì sinh hoạt thường xuyên của câu lạc bộ mỗi tháng một lần và nâng cao chất lượng sinh hoạt ở các câu lạc bộ với sự hỗ trợ 300 nghìn đồng cho mỗi câu lạc bộ trong một buổi sinh hoạt. Nếu vấn đề này được thông qua và sự hỗ trợ đúng mức về kinh phí cho sự hoạt động thì chắc chắn các phương thức hoạt động của các câu lạc bộ sẽ được phong phú đa dạng hơn và từ đó chất lượng hoạt động dần được nâng cao.

Muốn nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt đờn ca tài tử thì trước hết chúng ta phải dựa vào vai trò của các nghệ nhân am hiểu sâu rộng về nhệ thuật đờn ca tài tử. Vấn đề này cần phải giao cho người đứng đầu chủ nhiệm câu lạc bộ hiện nay đảm nhận, tập luyện cho các thành viên trong nhóm đờn ca đúng nhịp, đúng hơi và đúng chất tài tử Nam Bộ. Đồng thời thuộc nhiều bài bản, thể điệu của nhạc tài tử. Tránh hình thức trình diễn mang tính chất tự phát có gì chơi nấy một số cá nhân luôn thích phô diễn cái tôi quá đà nên phương thức biểu diễn hát và ca chưa đúng bài bản,

chưa đúng tính chất tài tử. Xây dựng chương trình phù hợp, cân đối giữa hòa đờn và hòa ca. Nhiều câu lạc bộ ở Trà Vinh hiện nay lạm dụng việc và đờn ca, ít tiết mục hòa đờn, tiết mục đã trở thành thương hiệu của nghệ thuật đờn ca tài tử. Thực trạng hiện nay là dàn nhạc chỉ làm nhiệm vụ đệm cho người ca, mất đi tính hòa hợp giữa những người tri kỷ tri âm. Các ban, nhóm, câu lạc bộ phải được thường xuyên cọ sát vào việc giao lưu với các ban, nhóm, câu lạc bộ khác để nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bằng hình thức này chúng ta có thể cho các ban, nhóm, câu lạc bộ giao lưu bằng cách tổ chức các cuộc thi dựa theo phương hoạt động định kỳ của câu lạc bộ.

Phương thức hoạt động của nghệ thuật đờn ca tài tử, giao lưu nghệ thuật, liên quan đờn ca tài tử của các nhóm, ban, câu lạc bộ ở Trà Vinh chưanhiều. Theo thống kê đến nay tỉnh Trà Vinh chỉ tổ chức được 6 lần giao luôn hoạt động, liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh. Một số huyện trong tỉnh cũng tổ chức được một vài lần. Nhưng đối với một loại hình nghệ thuật là di sản văn hóa thế giới thì số lần hoạt động như thế là quá khiêm tốn, không thể đáp ứng sân chơi và việc thi thố tài năng của hơn 1300 nghệ nhân, người tham gia đờn ca tài tử ở 60 câu lạc bộ đang hoạt động. Việc tổ chức giao lưu nghệ thuật, liên quan đờn ca tài tử vô cùng quan trọng trong phương thức hoạt động để bảo tồn nghệ thuật đờn ca tài tử. Nó kích thích việc tập luyện, nâng cao kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm của các nghệ nhân lẫn nhau, đồng thời đó là dịp để phát hiện tài năng từ đó bồi dưỡng và đào tạo cho các thế hệ này. Tại buổi lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Anh Tuấn cũng công bố chương trình hành động quốc gia nhằm kêu gọi những nghệ nhân đang hoạt động trong đội hình nghệ thuật đờn ca tài tử cùng chung tay góp sức bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Trong đó, quy định việc tổ chức giao lưu hoạt động nghệ thuật, liên quan phải được tổ chức thường xuyên ở các địa phương; định kỳ 3 năm một lần tổ chức liên quan toàn quốc. Thực hiện theo tinh thần trên, trong dự thảo đề án bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 đến năm 2020 đã đưa ra kế hoạch sẽ tổ chức 10 cuộc giao lưu nghệ thuật, liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh. Đây chính là cơ hội là điều kiện để cho phương thức hoạt động đờn ca tài tử được phát huy và tạo một nền tảng cơ bản cho quá trình phát triển, tạo một sân chơi cho loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử và tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực đờn ca tài tử để họ sẽ tiếp tục hoạt động và phát triển loại hình nghệ thuật mang tầm nhân loại này.

Lưu giữ những giá trị thẩm mỹ và truyền đạt qua các thế hệ sau

Đây được xem là một hình thức bảo tồn và lưu giữ những giá trị của

nghệ thuật đờn ca tài tử. Cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử còn được thể hiện qua việc truyền nghề qua các thế hệ sau. Một giá trị nhân văn và càng tô thêm vẻ đẹp của đờn ca tài tử. Để làm tốt vấn đề này tỉnh cần rà soát lại chất lượng các chương trình biểu diễn tại các điểm sinh hoạt cộng đồng và đề ra những phương án cụ thể nhằm lưu giữ giá trị thẩm mỹ của cái đẹp. Để từ đó, nghệ thuật đờn ca tài tử luôn là một điểm sáng của dân Nam Bộ nói chung và của toàn thể nhân dân Trà Vinh nói riêng.

Nghệ thuật đờn ca tài tử đang trên đà mai một, rất cần được đầu tư nghiên cứu, phục dựng lại, tiếp sức để bảo tồn cho loại hình di sản văn phi vật thể này. Đây là công việc khó khăn, phải đầu tư nhiều công sức nghiên cứu để tìm được cách thức tốt nhất, phù hợp nhất nhằm phục hồi loại hình nghệ thuật vốn đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống của cư dân Nam Bộ. Thực trạng các nghệ nhân ở Trà Vinh hoạt động đờn ca tài tử trong các nhà hàng, quán nhậu hay phục vụ các khu du lịch không nhiều tuy nhiên cũng góp phần quảng bá môn nghệ thuật truyền thống đến với công chúng, song cũng chỉ đặt ra nỗi lo về việc bảo tồn di sản. Thực trạng tại tỉnh Trà Vinh thì nghệ thuật đờn ca tài tử được thông qua đi vào các quán nhậu, nhà hàng, điểm du lịch,... từ chỉ mang tính tự phát; chưa có sự tổ chức nên chất lượng phục vụ chưa cao. Như vậy, giải pháp nào để lưu giữ những yếu tố nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ, để từ đó tạo nên được nét đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử trong không gian sinh hoạt cộng đồng tại tỉnh Trà Vinh? Kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố đã đưa loại hình nghệ thuật của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Hát xoan Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế,...

được các địa phương đưa vào khai thác, phục vụ cộng đồng, tuy nhiên việc làm thiếu nghiên cứu, làm ào ạt dẫn đến việc bảo tồn giá trị di sản chẳng những không đạt hiệu quả như mong muốn mà còn làm biến dạng di sản và tầm thường hóa di sản trong mắt công chúng trong và ngoài nước. Nghệ thuật đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể trong thời gian gần đây nên việc rút kinh nghiệm những việc làm của các tỉnh đi trước, để từ đó không đẩy bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử vào với xe đỗ như các bộ môn nghệ thuật khác tại các tỉnh. Vì vậy Trà Vinh đã đề xuất một số giải pháp nhằm lưu dữ và bảo tồn những giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử. Đó là việc xây dựng nhà biểu diễn nghệ thuật riêng cho đờn ca tài tử. Tại đây sẽ tổ chức trình diễn định kỳ các buổi biểu diễn trong ngày hoạt định kỳ trong một tuần, một tháng. Bên cạnh đó để làm tốt khâu bảo tồn giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử chúng ta cần phải trao dồi thêm cho các nghệ nhân và người hoạt động trong lĩnh vực này. Để thực hiện được vấn đề này thì trước mắt nên gắn liền với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, làm cho người hoạt động trong lĩnh vực bộ môn này sống được với nghề, nhưng cần lưu ý đừng đẩy bộ môn nghệ thuật bị thương mại hóa. Chính vì vây, việc này thì cần có sự kiểm soát chặt chẽ của ngành văn hóa kết hợp với những người đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài sống được với nghề thì người hoạt động trong lĩnh vực đờn ca tài tử phải có tâm huyết và yêu nghề. Việc biểu diễn nghệ thuật đờn ca tài tử cũng tránh tình trạng sân khấu hóa, phát huy tính thính phòng của đờn ca tài tử. Trong không gian nhỏ, sự tiếp xúc, giao lưu giữa những người biểu diễn nghệ thuật với người cảm nhận những giá trị của nghệ thuật. Một điểm lưu ý, người biểu diễn nghệ thuật phải tạo được sự gần gũi và làm cho người cảm thụ được những giá trị, rung cảm trong cảm nhận thưởng thức. Chính vì thế, chúng ta thấy một bất cập nữa là những buổi sinh hoạt đờn ca tài tử theo nhóm nhỏ lẻ lại hiệu quả hơn so với

một buổi trình diễn quy mô lớn với nhiều kinh phí cho biểu diễn. Nên thực trạng là các buổi biểu diễn lớn thì đi vào ngõ cục, còn các buổi sinh hoạt nhỏ lại được duy trì. Nhưng một đáng lo ngại là các buổi như thế lại không đủ tầm cho một giá trị truyền thống để từ đó tạo cơ sở tiền đề để bảo tồn giá trị thẫm mỹ của nghệ thuật đờn ca tài tử.

Một điểm tiến bộ tại tỉnh Trà Vinh, đó là rút kinh nghiệm từ việc đưa nghệ thuật truyền thống ra phục vụ cộng đồng của các tỉnh đi trước, các ban ngành sở có liên quan tại tỉnh Trà Vinh đã nghiên cứu thật kỹ để xây dựng một chương trình riêng cho đờn ca tài tử. Nếu phục vụ du lịch thì khách du lịch thường đi theo tour, bị hạn chế về thời gian nên không cần nghe những bài quá dài, mỗi tiết mục cần được đầu tư cho chỉnh chu và trình diễn những tiếc mục ngắn gây nên được chú ý cũng như sự hứng thú của người nghe. Đặc biệt phải dựa vào tính đặc thù của từng địa phương mình như điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, dân tộc để xây dựng chương trình phù hợp. Các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre,... có lợi phát triển du lịch sinh thái nên đã áp dụng hiệu quả việc đưa đờn ca tài tử vào phục vụ loại hình này. Đối với tỉnh Trà Vinh, du lịch không phải là một thế mạnh hiện nay, nhưng tại đây có nhiều lễ hội của các dân tộc trong năm. Theo thống kê của người viết thì có khoảng 20 lễ hội lớn nhỏ của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, để từ đó dân đưa hoạt động đờn ca tài tử vào không gian những lễ hội này nhằm nâng cao nhận thức chung cho toàn cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ để bảo tồn và lưu giữ những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật Đờn ca tài tử một cách hiệu quả nhất. Đây là đặc thù mà ngành văn hóa tỉnh Trà Vinh cần nghiên cứu để tạo thành lợi thế. Để thực hiện hiệu quả, các ban ngành chức năng tỉnh cần phải biết phát huy những lợi thế này để từ đó đề ra những giải pháp cụ thể để đạt được hiệu quả cao.

Song song với việc bảo tồn cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử thông qua truyền dạy nghề cho thế hệ sau bằng đào tạo dạy nghề tại nhà các nghệ nhân. Một vấn đề được đánh giá là có ý nghĩa sống còn của nghệ thuật đờn ca tài tử hiện nay tại tỉnh Trà Vinh, đó là truyền dạy nghề cho các thế hệ sau.

Việc giáo dục cho giới trẻ hiểu và trân trọng nghệ thuật đờn ca tài tử hiện nay là rất cần thiết. Chính vì lẻ đó, việc bảo toàn và lưu giữ những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật đờn ca tài tử cần phải dựa vào giáo dục trong nhà trường. Chúng ta cần phải đưa đờn ca tài tử vào chương trình giảng dạy ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường đại học. Chẳng hạn như trường Đại học Trà Vinh đã thành lập khoa Ngôn ngữ - văn hóa - nghệ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w