Thành tựu quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng nhất đến sự bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại Trà Vinh hiện nay theo người viết đó chính là:
Ngày 11/02/2014 tại lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Bộ VHTTDL đã công bố chương trình hành động quốc gia bảo vệ Di sản này. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ, Bộ VHTTDL đã có công văn số 3635/BVHTTDL- DSVH, ngày 13/10 gửi tới UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai chương trình hành động quốc gia bảo vệ nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Trước đó, Bộ VHTTDL đã có công văn số 1089/BVHTTDL gửi tới UBND 21 tỉnh, thành phố có di sản đề nghị xây dựng Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ, thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ Di sản này giai đoạn 2014-2020. Trong những năm qua Trà Vinh loại hình nghệ thuật này vẫn được duy trì loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử qua những lần liên hoan, những buổi giao lưu đờn ca tài tử với các tỉnh trong và ngoài khu vực cũng như phục vụ các điểm du lịch tại nhà dân. Thông qua những hoạt động này, nhằm góp phần giữ gìn và phát huy cái đẹp và cái loại hình nghệ thuật đặc sắc của cư dân nơi miền sông nước Nam bộ.
Ở Trà Vinh, thời kỳ đầu sinh hoạt của các nhóm nhạc các tiết mục thường tự biên tự diễn do các nhà sư tên tuổi sáng tác hoặc tìm nguồn từ những tỉnh khác mang về sao chép cho nhau cùng đờn cùng ca. Việc tổ chức đờn ca không định kỳ, họ đến với nhau theo sự đam mê và muốn mượn lời ca tiếng hát để khuây khỏa tâm hồn. Đó cũng là những khi cả nhóm cùng rảnh rỗi nhưng không quá một tháng họp mặt đờn ca một lần. Ông Ngô Hoàng Lý cho biết hình thức đờn ca lúc ấy rất nghiêm chỉnh. Mở đầu cuộc đờn ca là hòa đờn cả dàn nhạc bản Lưu thủy trường. Nhạc sư Hồng Tấn Phát cầm trịch là người vừa chỉ huy dàn nhạc vừa bắt thăm, ai bắt trúng bài bản nào thể hiện bài bản nấy và thể hiện hết bài không phân lớp và cứ thế từ những bài bản Bắt qua Nam chuyển sang Oán, Hạ. Cuộc đờn chỉ chấm dứt khi đã là lúc quá nửa đêm và cũng là lúc các tài tử thỏa mãn niềm đam mê. Trong cuộc đờn ca, tuy không có quy định chung nhưng cuộc đờn ca thì ít uống rượu, gia chủ chỉ tiếp đãi bánh, trái cây, nước trà và chỉ được uống một chung rượu nhỏ như thưởng cho người ca và người đờn. Từ đó tạo nên một nét đẹp rất riêng của buổi hội ngộ tương phùng trong nghệ thuật đờn ca tài tử.
Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ về đờn ca tài tử tiếp tục phát triển cho đến khi tỉnh Trà Vinh tái lập năm 1992. Năm 2000, câu lạc bộ đờn ca tài tử cấp tỉnh được thành lập với sự quản lý của Trung tâm Văn hóa tỉnh theo quyết định số: 04/QĐ TT.VHTT. Việc thành lập câu lạc bộ cấp tỉnh trên cơ sở chọn lựa những nghệ nhân là các nghệ nhân tên tuổi, thâm niên, có tài năng kinh nghiệm và uy tín trong giới tài tử trong tỉnh. Xuất phát từ những yêu cầu trên Sở VHTT&DL quyết định thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử bao gồm các thành viên: Phan Thanh Bình (Bảy Bình) làm chủ nhiệm, Tấn Thành làm phó chủ nhiệm và 7 thành viên khác. Câu lạc bộ là nơi để các nghệ nhân có điều kiện cùng giao lưu, học hỏi trau chuốttiếng đàn, lời ca và trao đổi kinh nghiệm. Mỗi tháng, câu lạc bộ này sinh hoạt một lần tập hợp các nghệ nhân và thành viên ưu tú của các câu lạc bộ ở địa phương. Lúc mới ra mắt câu lạc bộ được sự quan tâm và đôn đốc của các ban ngành có liên quan, các nghệ nhân và người tri âm đồng điệu rất hứng khởi. Tuy nhiên, câu lạc bộ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn thì giải tán, các nghệ nhân lại tiếp tục quay về sinh hoạt tại địa phương.
Theo kiểm kê di sản nghệ thuật đờn ca tài tử do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Viện Âm nhạc thống kê năm 2010, nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2011 thì tỉnh Trà Vinh có 57 câu lạc bộ. Theo thống kê của tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này, tính đến tháng 8 năm 2018, Trà Vinh có 60 Câu lạc bộ đờn ca tài tử với 1347 người tham gia. Trong số 60 câu lạc bộ có 20 câu lạc bộ giữ sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, 25 câu lạc bộ sinh hoạt 2 tháng 1 lần, 15 câu lạc bộ sinh hoạt 1 quý 1 lần. Trong 60 câu lạc bộ có 1347 người tham gia, trong có 45 người đạt tiêu chí là nghệ nhân và trong đó có 3 nghệ nhân trình diễn được 20 bài bản Tổ truyền và một số bạn khác trong Bát ngự, Tứ bửu, Lý, Vọng cổ. Đây là lực lượng quan trọng để bảo tồn và phát huy cái đẹp của đờn ca tài tử trong tỉnh. Tuy nhiên, so sánh với một số tỉnh nằm kề Trà Vinh là Vĩnh Long và Bến Tre số lượng nghệ nhân đờn ca tài tử ở tỉnh Trà Vinh ít hơn rất nhiều so với các tỉnh bạn. Theo số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kiểm kê di sản nghệ nhân đờn ca tài tử năm 2010 thì tỉnh Vĩnh Long số lượng nghệ nhân là: 146 câu lạc bộ với 1306 nghệ nhân và 1460 người tham gia: tỉnh Bến Tre số lượng nghệ nhân là 1193 với 1326 người tham gia sinh hoạt trong 149 câu lạc bộ. Từ những số liệu thống kê trên chúng ta thấy rằng, sự khác biệt này có những nguyên nhân đó là: Trà Vinh không phải là chiếc nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử như Vĩnh Long hay Bến Tre, đây là những tỉnh một thời gian là trung tâm văn hóa của khuvực. Mặt khác, do điều kiện môi trường tự nhiên của Vĩnh Long, Bến Tre thuận lợi cho hoạt động du lịch nên trong những năm gần đây ngành chức năng đã đưa nghệ thuật đờn ca tài tử vào phục vụ du lịch thế nên số nghệ nhân không ngừng tăng lên. Hơn nữa, Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, họ có những loại hình nghệ thuật đặc trưng mà đờn ca tài tử không thể nào thâm nhập vào đời sống tinh thần họ được, điều này cũng làm hạn chế quá nhiều sự phát triển của đờn ca tài tử trong cộng đồng.
Một thành tựu quan trọng là việc tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử. Hội thảo khoa học “Đờn ca Tài tử Bình Dương – Viên ngọc sáng của âm nhạc cổ truyền Nam Bộ”
do Đại học Trà Vinh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức ngày 16.3.2017, tại Đoàn ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Bình Dương. PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Nhà trường đến dự và chủ trì Hội thảo.
Hội thảo nằm trong chương trình của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy bền vững nghệ thuật Đờn ca Tài tử ở Bình Dương” do Trường Đại học Trà Vinh chủ trì.
Các nhà khoa học tham gia Hội thảo lần đến từ Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, Đại học Trà Vinh, Đại học Sài Gòn, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương, Bảo tàng Bình Dương, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương, Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre...
Các tham luận đã được các diễn giả trình bày tại hội thảo gồm: Đờn ca Tài tử dưới góc nhìn Nhân học của TS Trần Hạnh Minh Phương (Đại học Thủ Dầu Một), Thực trạng phong trào Đờn ca Tài tử ở Bình Dương của nghệ nhân ưu tú Phạm Ngọc Phú (TX. Dĩ An, Bình Dương), Những tài năngđất Thủ của ThS Phạm Thái Bình (Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh), Vọng cổ - một “gợi ý” để bảo tồn và phát triển Đờn ca Tài tử trong giai đoạn hiện nay của PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm (Đại học Sài Gòn).
Hội thảo là dịp để lãnh đạo địa phương, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nghệ sĩ ôn lại những thành tựu của đờn ca tài tử Bình Dương trong thời gian qua. Qua đó, đề xuất những phương hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững nghệ thuật đờn ca tài tử ở Bình Dương trong thời gian tới.
Hội thảo khoa học “Đờn ca Tài tử Bình Dương – Viên ngọc sáng của âm nhạc cổ truyền Nam Bộ” còn góp phần thiết thực chào mừng Festival Đờn ca Tài tử quốc gia lần II do tỉnh Bình Dương đăng cai, tổ chức vào đầu tháng 4/2017.
Theo đánh giá của đa số đại biểu, hội thảo đã vượt qua khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Từ những ý kiến đóng góp và các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các cơ quan quản lý văn hóa đưa ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy bền vững nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương trong xã hội đương đại. Tiếp theo thành tựu đã đạt được thì trường đại học Trà Vinh cùng với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Trà
Vinh sẽ đẩy mạnh phong trào hoạt động đờn ca tài tử. Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh
Một thành tựu đáng ghi nhận nữa trong công tác bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử là các hoạt động của các bạn trẻ loại hình nghệ thuật này. Ban Chấp đoàn thanh niên thuộc trường Đại học Trà Vinh đã tổ chức hoạt động đờn ca tài tử theo định kỳ sinh hoạt 1 tuần một lần. Buổi sinh hoạt là nơi giao lưu gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm giữa những bạn sinh viên có chung niềm đam mê bộ môn nghệ thuật đờn ca tàitử. Lúc đầu chương trình chỉ có vài bạn tham gia nhưng với sức lan tỏa và niềm đam mê ca hát cải lương thì số lượng các bạn tham gia ngày càng đông. Việc thành lập và duy trì được các câu lạc bộ như thế là một trong những giải pháp hiệu quả để giữ gìn và phát huy những giá trị và tính thẩm mỹ của nghệ thuật đờn ca tài tử. Biểu diễn giao lưu đờn ca tài tử là một trong những công tác thể hiện văn hóa ứng xử hành vi ứng xử giá trị đạo đức của con người đặc biệt là trong lối sống của sinh viên. Tài tử đờn cũng như tài tử ca luôn điêu luyện nghệ thuật đờn ca tài tử để luôn được giữ mối quan hệ khăng khít với cộng đồng. Lời ca trong nhạc tài tử là những bài ca có nội dung hướng thượng, với nhiều đề tài khác nhau, chẳng hạn như: ca ngợi gương người tốt việc tốt, ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi nét đẹp của quê hương và lòng tự hào đấu tranh của dân tộc, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi Đảng, ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, ca ngơi đáng sinh thành, tình đồng đội, tình bạn,... những giai điệu du dương nhưng sâu lắng như lời tự tình của dân tộc đã thôi thúc những tâm hồn tri kỷ tiên âm tìm đến với nhau. Sinh hoạt đờn ca tài tử trong trường Đại học Trà Vinh vừa là sở thích vừa là tự nguyện của những người nặng nghiệp ca cầm, mong muốn đem đến đời cái đẹp, cái hướng thiện của nghệ thuật truyền thống.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc cần thống nhất và bảo toàn những bản gốc, tháng 4 năm 2014, Viện Âm nhạc Việt Nam thành lập Hội đồng nghệ thuật thực hiện thu âm thống nhất 20 bản Tổ âm nhạc tài tử. Đây là dự án đầu tiên trong chương trình hành động quốc gia bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử nhằm tạo hệ thống bài bản chính xác và sinh động. Hội đồng nghệ thuật xây dựng văn bản và thu âm dựa trên đúng văn bản ấy để bản đờn chuẩn xác. Nghệ nhân Nhị Tấn cho rằng: “vì bài bản, nhất là 20 bản Tổ ta cần học thuộc lòng chữ đờn trọn bản. Giới nhạc tài tử từ lâu đã truyền tụnghai câu đối nói về việc học thuộc lòng và sự khổ công rèn luyện để đạt được cái mỹ tuyệt của âm thanh: thức thời tối thiểu lảu thông nhị thập quyền tổ bản. Quán thế thậm đa lịch luyện thất thập nhị quyền công”[43, tr.44].
Cùng nhìn nhận vấn đề bảo tồn đờn ca tài tử là bảo toàn nghệ nhân, nhạc sĩ và soạn giả, nhạc sĩ Huỳnh Khải cho rằng văn hóa phi vật thể chỉ có thể tồn tại trong vật thể nhất định và đó chính là những con người đang truyền lửa để giữ gìn và phát huy các điểm của nghệ thuật đờn ca tài tử. Chính vì vậy, những ngón đờn lời ca hay tồn tại trong mỗi nghệ nhân đang hoạt động trong loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử. Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử chính là bảo tồn những giá trị, tài năng của các nghệ nhân, nhạc sĩ và soạn giả. Phải đi đến bảo toàn những con người tài hoa bằng xương bằng thịt.
Một số nghệ nhân khác trình diễn được gần hết (còn một vài lớp của thể điệu oán) 20 bản Tổ truyền như Nguyễn Hoàng Khánh, Nguyễn Hoài Việt, Phan Văn Triển đang tích cực tập luyện để tự hoàn thiện nâng cao trình độ của mình. Khi nghị định 62/2014NĐ-CP ra đời ngày 25 tháng 6 năm 2014 về việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử. Nó như luồng gió mới làm phấn khích tinh thần của các nghệ nhân, nhạc sĩ và soạn giả trong việc tập luyện trau dồi kỹ năng và không ngừng sáng tác.