Nghệ thuậtđờn ca tàitử TràVinh – một cái đẹp mang tính thời đại

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 27 - 30)

đại

Về Trà Vinh, chúng ta có thể bắt gặp nhiều chương trình đờn ca tài tử

trong các lễ hội đông người, với một sân khấu hoành tráng. Nhưng đôi khi không gian âm nhạc đó chỉ bó hẹp trong một buổi tiệc nhỏ nhưng chan chứa bao nỗi niềm khôn tả. Có lẽ rất ít loại hình nghệ thuật dân gian nào có tính tự phát độc đáo như vậy, tất cả tạo nên một nét rất tài tử mang dậm dấu ấn về lối sống và phong cách cư dân miền sông nước Nam Bộ. Không chỉ xóm giềng mà bạn bè, anh em gặp nhau trong ngày giỗ, cưới hỏi cũng có thể tạo nên một không gian đờn ca tài tử làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Loại hình diễn tấu này hầu như không hề có sự chuẩn bị trước nên có thể phát sinh bất kỳ lúc nào, ở đâu. Đó là tính năng động biến hóa của đờn ca tài tử khó có loại hình khác sánh bằng. Không chỉ người quen mà khách lạ đi qua đường nếu có lời mời cũng sẵn lòng “nhập cuộc” vui vẻ trong niềm hân hoan hiếu khách của gia chủ. Cũng không có gì khó hiểu khi nguồn gốc của đờn ca tài tử lại bắt nguồn từ các nhóm hát mà những người tham gia phần đông là anh em chòm xóm với nhau nên không có gì phải câu nệ khách sáo. Có lẽ cũng từ đó mà tính cộng đồng trong đờn ca tài tử ngày càng lan tỏa rộng rãi. Không chỉ được lắng nghe tiếng đàn guitar phím lõm đầy tâm sự mà người nghe còn được thưởng thức lời ca bình dị từ những giọng ca “cây nhà lá vườn” không hề trau chuốt, gọt gũa cầu kỳ. Cũng qua đó mà tấm lòng người nghe như được trải rộng, tình yêu thương lấn lướt mọi hờn oán, giậndữ. Chất bình dân, tính cộng đồng của đờn ca tài tử còn thể hiện qua hình thức ăn mặc. Không giống như hát quan họ, hát ghẹo, nhã nhạc phải xiêm y tề chỉnh, những nghệ nhân đờn ca tài tử cũng có người khăn áo chỉnh tề, nhưng cũng có người quần xắn lên đầu gối vì mới từ rẫy bắp sang. Có cả đàn ông ở trần chưa kịp mặc áo vẫn lên giọng mùi mẫn ngọt ngào nghe rất “đã”. Cái đẹp là cái giản dị nhất xuất phát từ cuộc sống bình dị nhưng chan chứa bao cảm tình mộ điệu. Đó cũng là điều đã làm thêm một vẻ đẹp lấp lánh của nghệ thuật đờn ca tài tử để cho du khách thêm say lòng. Và đó cũng là chiếc nôi đã nuôi khôn lớn bao nhiêu thế hệ, dù đi đâu và thành đạt phát triển công danh như thế nào thì cũng không thể nào quên được những tiếng đờn du dương cất lên. Đó có dường như là tiếng gọi của mẹ hiền kêu gọi đàn con thơ trở về bên mái nhà xưa. Làm sao không khỏi bùi ngùi khi nghe tiếng đờn vọng cổ vang lên, bao nhiêu nổi lo toan của cuộc sống được san sẻ bằng tiếng hát tiếng đờn.

Khi biểu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến sự kết hợp của các nhạc cụ có âm sắc khác nhau. Một điểm đặc biệt của nhạc tài tử là lối đàn ngẫu hứng. Ở đây, người nghệ sĩ dựa trên bài bản truyền thống để thêm thắt những nhấn nhá, luyến láy của riêng mình một cách rất tinh tế dựa trên hơi và điệu những chữ nhạc chính, nhưng đồng thời phải hoà hợp với nghệ sĩ cùng diễn khác. Chính vì thế mà mỗi lần nghe lại cùng một bản đàn, khán thính giả luôn luôn thấy mới lạ và hài hoà. Nhưng có lẽ phần ngẫu hứng nhiều nhất trong nhạc tài tử là phần rao của người đàn hoặc nói lối của người ca. Người đàn dùng rao – hoặc người ca dùng nói lối – để lên dây đàn và nhất là với mục đích gợi cảm hứng cho người diễn, tạo không khí cho dàn tấu, và chuẩn bị hình tượng âm nhạc cho người thưởng thức. Chính vì vậy mà nhạc tài tử luôn luôn sinh động và hấp dẫn người nghe.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của nghệ thuật đờn ca tài tử trong đời sống xã hội của người Nam Bộ nói chung, người Trà Vinh nói riêng để bảo tồn và phát huy cái đẹp của loại hình nghệ thuật này chúng ta cần phải làm gì? Có ý kiến cho rằng, nghệ thuật đờn ca tài tử hình thành, tồn tại và phát triển được hơn 100 năm qua bởi tính ưu việt của nó thì tự nó sẽ quyết định sự phát triển hay tiêu vong. Bởi chúng ta không thể định hướng hay bắt buộc người khác về

sở thích, về đam mê nghệ thuật, về thị hiếu. Ở mỗi thời đại, tự trong lòng nó sản sinh ra một loại hình nghệ thuật phù hợp khác nhằm đáp ứng nhu cầu về sở thích, về thị hiếu. Có ý kiến cho rằng, nghệ thuật đờn ca tài tử ví như một bông hoa đẹp trong vườn hoa, do vậy nó tất yếu chịu sự cạnh tranh, chen lấn để tồn tại và phát triển. Và số phận của nó phụ thuộc vào đâu? vào đất? vào nước? vào người chăm sóc? và đặc biệt là phụ thuộc vào số lượng người ngắm hoa? một bông hoa đẹp không thể chỉ có một vài người ngắm. Nếu ta xem nghệ thuật đờn ca tài tử là bông hoa nghệ thuật và muốn bông hoa nghệ thuật đó tồn tại mãi mãi chúng ta phải biết nuôi dưỡng nó, làm cho nó mãi “sinh sôi nãy nở” và hơn bao giờ là cần hội tựu đầy đủ những yếu tố kể trên thì nghệ thuật đờn ca tài tử mới như một bông hoa luôn khoe sắc nở rộ vào mùa xuân. Nghệ thuật đờn ca tài tử đi vào sự lãng quên là do sự quay lưng, thờ ờ của người thưởng thức dòng nhạc tài tử. Ví như một cánh hoa mẹ lìa cành thì hiển nhiên phải có những cánh hoa con “đâm chồi, nãy lộc”. Đờn ca tài tử muốn tồn tại và phát triển phải tính đến công tác định hướng lâu dài bằng hệ thống giải pháp có tính thực tiễn, tính hiệu quả cao nhằm bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử trong đời sống xã hội đương đại.

Tính thời đại của cái đẹp liên quan đến tính vĩnh hằng quy chuẩn đẹp, chúng nằm trong mối liên hệ biện chứng. Dù là thời đại nào cũng có những quy chuẩn cái đẹp riêng. Song cái qui chuẩn có tính thời đại đó lại cần những yếu tố của cái chung mà mọi thời đại đều có thể chấp nhận. Thực tế, đó là cái qui chuẩn có tính vĩnh hằng mà mọi người, mọi thời đại đều chấp nhận. Trước hết chính là cái yếu tố hài hoà - toàn vẹn của cái đẹp khách quan qui định. Sau đó được qui định bởi các tiêu chuẩn lý tưởng mà loài người chân chính muốn vươn tới - cái tiêu chuẩn mang tính nhân văn cao cả

- sự tiến bộ, sự hoàn thiện, hoàn mỹ.

Có thể nói rằng, cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử ra đời, tồn tại và phát triển trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội. Bản chất của cái đẹp là do những quan hệ xã hội quy định. Chính vì vây, nghệ thuật đờn ca tài tử ra đời luôn gắn với quá trình ra đời và phát triển của vùng kinh kinh tế - xã hội. Bản chất của cái đẹp không phải sinh thành bất biến mà luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự vận động, biến đổi và phát triển của cuộc sống đặc biệt là của các quan hệ thẩm mỹ. Trong học thuyết giá trị của Mác cho rằng cái đẹp phải có các thước đo xã hội. Học thuyết giá trị là cơ sở quan trọng nhất không chỉ để chứng minh nguồn gốc và bản chất của cái đẹp mà còn làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng của tính sự vận động lịch sử của cái đẹp trong đời sống xã hội. Cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử cũng mang trong mình một thước đo giá trị như thế, chính quá trình lao động sản xuất và cải biến xã hội mà con người Nam Bộ nói chung và con người Trà Vinh nói riêng luôn tìm cho mình những niềm vui để quên đi thời gian lao động vất vả. Nghệ thuật đờn ca tài tử tuy giản dị nhưng chứa đựng trong đó một giá trị nghệ cao quý, gắn bó máu thịt với vùng đất và con người Nam Bộ. Để từ đó nghệ thuật đờn ca tài tử vươn mình xa hơn nữa với bạn bè năm châu, cũng là cách để cư dân Nam Bộ nói chung và cư dân tỉnh Trà Vinh nói riêng khẳng định giá trị thẩm mỹ về chân – thiện – mỹ trong nghệ thuật đờn ca tài tử.

Tiểu Kết Chương 1

Trà Vinh được mệnh danh là vùng đất trẻ, vùng đất “sinh sau đẻ muộn” nhưng dòng âm nhạc đờn ca tài tử phát triển khá mạnh mẽ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, với sự phát triển nhanh chóng của các dòng nhạc hiện đại trẻ trung và đang thu hút rất đông đảo các bạn trẻ. Cùng với đó là sự quay lưng thờ ơ của các bạn trẻ về nghệ thuật đờn ca tài tử, nhưng thật may mắn thay loại hình nghệ thuật này lại được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có thể nói đây là niềm tự hào cho nước nhà nói chung, cho người dân Nam Bộ nói riêng. Đó là bước đệm cho bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử vực dậy và vươn mình ra xa hơn nữa. Gần đây nhất, tại Liên hoan Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu, đờn ca tài lại tỏa sáng hơn nữa với sự hiện diện của 21 tỉnh, thành phố có loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử. Tỉnh Trà Vinh cũng đã đem đến cho khán giả cả nước những tiết mục đặc sắc mang hơi thở của con người và miền đất Trà Vinh. Chính vì vậy, đi bất cứ đâu cũng nghe đờn ca tài tử, ở bất cứ lứa tuổi nào từ những người già có khi đến tuổi cửu tuần hay những em bé sáu, bảy tuổi; ở bất cứ thành

phần nào từ những người đang công tác trong bộ máy công quyền cho đến anh thương gia, bác nông dân,… không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, tất cả đều có niềm đam mê được chơi hoặc thưởng thức đờn ca tài tử. Người ta có thể chơi đờn ca tài tử ở bất cứ chỗ nào, bất cứ trong hoàn cảnh nào từ đám cưới, đám giỗ, đám tang, sinh nhật hay chỉ đơn thuần là những cuộc nhậu giữa những người hành xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính nhờ đờn ca tài tử mà họ ngày càng thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm, họ có thể giải quyết những mâu thuẩn thường tình thông qua những cuộc chơi đờn ca tài tử mà khi tiếng đờn, lời ca cất lên, họ quên tất cả chỉ để thả tâm hồn vào những giai điệu ngọt ngào của “đặc sản” văn hóa Miền tây.

Chương 2

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 27 - 30)