Hạn chế của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuậtđờn ca tàitử ở TràVinh hiện nay

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 32 - 34)

Trước hết, việc bảo tồn và phát huy cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử còn rất hạn chế. Đa số các câu lạc bộ sinh hoạt không thường xuyên và những người tham gia sinh hoạt là những người lớn tuổi rất ít thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt dẫn đến việc mai mọt dần những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật đờn ca tài tử hiện nay; sự quan tâm của các ngành có chức năng chưađúng mức, chưa xây dựng được một đề án bảo tồn lâu dài, căn cơ, đa số thế hệ những người hát đờn ca tài tử điều đã lớn tuổi nên việc truyền dạy còn rất hạn chế. Những nghệ nhân hát đờn ca tài tử điều vì sự đam mê

chứ không phải là để kiếm sống. Chính vì thế sẽ xảy ra hiện tượng sự đến với nghệ thuật đờn tài tử là một phong trào của từng cá nhân riêng lẻ, chứ nó không phải một văn hóa mang tính chất riêng của một miền sông nước. Đó chính là lý do dẫn đến việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử gặp nhiều khó khăn, bởi vì nó không xuất phát từ những giá trị chân – thiện – mỹ và cái đẹp mang giá trị thính phòng gắn liền miền sông nước.

Thực trạng đờn ca tài tử hiện nay nhìn chung số người tham gia sinh hoạt ngày càng tăng nhưng phát triển vẫn còn mang tính tự phát, với nhiều bất cập. Sau nhiều cuộc tham dự sinh hoạt tại các câu lạc bộ và sự nghiên cứu về một số vấn đề về hoạt động của nghệ thuật đờn ca tài tử bản thân của người viết nhận ra những bất cập sau:

Thứ nhất, số lượng người tham gia bao gồm người chơi và người thưởng thức nhạc đờn ca tài tử còn rất hạn chế. Nhìn chung số lượng tham gia hầu hết là lứa tuổi trung niên và tuổi từ 50 - 60, tuổi 30 rất hiếm và tuổi 20 lại càng hiếm hơn, nghiêm trọng hơn là các bạn sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến nghệ thuật đều không mấy mặn mà gì về dòng nhạc đờn ca tài tử. Bản thân tác giả đề tài là một giảng viên giảng dạy môn mỹ học đại cương nhưng khi cho sinh viên tiếp cận với nghệ thuật đờn ca tài tử thì hấu hết các bạn sinh viên không hứng thú, thậm chí có những bạn tỏ vẻ thái độ không hợp tác. Từ đây chúng ta nhận thấy sự hấp dẫn của đờn ca tài tử với giới trẻ chưa cao, chưa làm cho giới trẻ thấy được cái đẹp, cái hay, cái độc đáo từ di sản của cha ông từ đời xưa truyền lại. Đó chính là thực trạng chung đã kéo dài từ rất lâu. Một vấn đề cần đặt ra cho toàn xã hội tìm ra câuhỏi làm thế nào để bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử và đó cũng là một bài toán khó cho dòng nhạc tài tử Nam Bộ này.

Thực trạng đáng lo ngại hiện nay là tỉnh Trà Vinh có ít lò đào tào. Qua trao đổi với những cán bộ phụ trách chuyên môn về nghệ thuật đờn ca tài tử thì Trà Vinh hiện nay có 2 lò đào tạo thường xuyên tại nhà được nhiều người theo học và duy trì gần 20 năm qua. Đó là nghệ nhân Tấn Thành và nghệ nhân Phan Văn Triển. Nhưng với bấy nhiêu đó là chưa đủ để đảm bảo quá trình truyền dạy nghề cho các thế mai sau, để duy trì và tiếp tục phát triển. Nhưng đây là một hình thúc lưu giữ và truyền đạt những giá trị nghệ thuật cho thế hệ trẻ có hiệu không thua gì phương thức đào tạo tại các cơ sở và trường học. Đó là vì người học muốn được học tiếng đờn, giọng ca, tài năng của người thầy mà họ mến mộ và theo học. Mặt khác, học tại nhà thầy có mối quan hệ gần gũi giữa người học và người dạy, sự truyền dạy giữa thầy và trò luôn sát sao nhau và người học sẽ lãnh ngộ được tâm huyết của người thầy. Hơn nữa không phải ai cũng có điều kiện về thời gian, tiền bạc theo học ở những trường chuyên nghiệp, họ tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi tại địa phương để đến nhà thầy học, giống như theo phong cách phóng khoán của người dân miền Tây. Thực tế cho thấy việc mở lò đào tạo của các nghệ nhân là nơi “phổ cập” rộng rãi kiến thức đờn ca tài tử trong quần chúng nhân dân. Bởi vì những người theo học với hình thức này thì phần lớn là những biết chơi bộ môn nghệ thuật này, nhưng chỉ dừng lại là cây nhà lá vườn. Để thực hiện được vấn đề này thì cần phải có sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước cũng như là các ban ngành có liên quan nhằm giám sát chất lượng giảng dạy của các nghệ nhân để thống nhất về phương án cũng như cách thức truyền dạy cho các thế hệ sau để đào tạo ra thế hệ kế thừa có chất lượng và thống nhất chung kiến thức của nghệ thuật đờn ca tài tử. Và từ đó sẽ tạo nên đượcmột nét đẹp riêng cho bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh, cũng như không phải lo sợ về sự mai mọt của bộ môn này trong tương lai.

Thứ hai, chất lượng sinh hoạt của mỗi câu lạc bộ vẫn còn mang tính tự phát có gì chơi nấy phô diễn những cái tôi của mỗi người hơi quá đà, kiểu ca chưa đúng bài bản và chưa mang tính chất tài tử. Toàn tỉnh thiếu trầm trọng nghệ nhân đờn, do các bậc trưởng bối trong lĩnh vực đờn ca tài tử dần dần qua đời vì tuổi tác già yếu, còn rất ít những nghệ nhân giỏi để cầm trịch trong các câu lạc bộ để nâng cao chất lượng sinh hoạt. Dàn nhạc còn chấp vá, tùy tiện ít khi đầy đủ biên chế đầy đủ cho một buổi hòa nhạc đánh đàn cho đúng tính chất là một dàn đàn tài tử. Chính vì vậy, việc phối hợp không đúng thành phần dàn nhạc, thường quy tụ được gì chơi nấy sẽ không tô lên được vẻ đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử. Khảo sát nghệ nhân tại các câu lạc bộ cho thấy số lượng người chơi những nhạc cụ chính của đờn ca tài tử như: cò, tranh, kìm còn rất ít, vì đây là những nhạc cụ rất khó chơi. Đòi hỏi người cầm đàn phải đào tạo bài bản và đặt biệt có thâm niên trong nghề. Chẳng hạn như, người cầm cây đàn kìm thì trong giới gọi là “quân tử cầm” và tất nhiên ai sử dụng cây đàn này phải là chịu tránh nhiệm điều khiển toàn bộ dàn nhạc và không ai dám làm điều đó trừ những nhạc sư lão làng trong nghề. Còn phần lớn ngày nay thì mất dần đi nét độc đáo này, một số người đàn được ở mức “cây nhà

lá vườn” hay đàn được vẫn chỉ đánh theo kiểu lõm bõm, chơi đàn kém cỏi khiến khả năng tung hứng với nhau chệch choạt, hụt hẫng làm ảnh hưởng đến sự khai thác tính năng của từng nhạc cụ. Rõ ràng, nếu khan hiếm hoặc không có nghệ nhân đờn thì làm sao hình thành được ban đờn cho nghệ nhân hát bài tự đúng bài bản, làm sao tô vẽ hết được nét đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử. Cũng từ đó, hoạt động của nghệ thuật đờn ca tài tử bị mai một dần cùng với thời gian, một phần là do giới trẻ không thiết tha hoạt động trong lĩnh vực đờn ca tài tử này. Qua cuộc trò chuyện nhanh của tác giảvới nghệ nhân Tấn Thành thì chỉ cần khoảng 6 tháng là có thể ca được một số bài bản, nhưng người học phải đến có thời gian ít nhất 3 năm, thậm chí lâu hơn mới có thể làm được những bài bản Tổ. Mặt khác, các nghệ nhân đờn lạm dụng cây đàn guitar phím lõm, mà xem nhẹ các nhạc cụ khác như kìm, cò, tranh,… giao cho nhạc cụ này chỉ huy dàn nhạc, giữ song lan và khuếch đại âm thanh lấn át các nhạc cụ khác. Người ca cũng vậy, ca vẫn còn chưa vững nhịp, ca chưa đúng hơi tài tử, phần lớn ca theo lối ca cải lương nhiều hơn.

Thứ ba, cách thức trình diễn trong giai đoạn phát triển hiện nay đã mất dần chất tài tử. Nhiều nơi đã thay đổi không gian thính phòng của đờn ca tài tử, diễn viên hòa nhạc và hòa ca trong không gian sân khấu, nơi mà người nghe và người diễn bị tách biệt. Nhiều chương trình nặng phần trình diễn, chú trọng nhiều đến phần hòa đờn ca hơn là ca và đờn. Tùy tiện đưa những tiết mục nặng tính trình diễn, thậm chí ca những trích đoạn cải lương. Thực trạng đáng buồn này diễn ra trong rất nhiều câu lạc bộ và nó hạ thấp chất lượng sinh hoạt đờn ca tài tử hiện nay. Nguy hại hơn, những nghệ nhân, những người am hiểu về đờn ca tài tử vẫn thản nhiên để hình thức sinh hoạt này diễn ra. Có thể do những nguyên nhân khác nhau nhưng chúng ta biết rằng hoạt động tài tử sẽ không còn đất diễn nếu chúng ta không vạch ra cho nghệ thuật đờn ca tài tử một hướng đi riêng, một hướng đi cho phù hợp với thời đại công nghiệp hóa phát triển mạnh như hiện nay.

Thứ tư, một thực trạng đáng buồn đang diễn ra hiện nay là các ban, nhóm, câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt theo kiểu vừa đờn vừa ca vừa ăn nhậu, đó là một lối sinh hoạt mang đậm chất kiểu miền Tây. Nhưng cái đẹp, cái nghệ thuật đờn ca tài tử chỉ được thể hiện trong khoảng thời gian đầu khi mà buổi tiệc rượu mới vừa bắt đầu diễn ra thì không khí rất nghiêm túc, nhưng đó là tất cả những gì mà chúng ta cần phát huy của buổi hoạt động đờn ca tài

tử. Và tất nhiên, điều gì đến sẽ đến khi mà rượu đã quá chén, khoảng về cuối thời gian khi bàn tiệc được dọn lên, không khí buổi sinh hoạt bắt đầu loãng dần. Trên sân khấu, người đờn, người ca thỏa sức tung hứng theo kiểu chếnh choáng men say của mình, người thưởng thức cũng không cần biết người trình diễn hay dở thế nào, vì lúc này ai cũng đã thấm hơi men và chỉ thực hiện tiếng vỗ tay và đưa ly rượu chúc mừng. Đáng báo động hơn, hiện nay có hơn 90% các ban, nhóm, câu lạc bộ sinh hoạt theo phương thức này. Điều này đã được kiểm chứng bởi chính người viết luận văn, bởi tác giả là học trò theo học đàn của thầy Tấn Thành, tại nhà thầy là một điểm để giao lưu nghệ thuật đờn ca tài tử, nhưng trước khi dọn sân khấu để ca hát theo phương thức của một buổi đờn ca tài tử thì một bàn nhậu đã được dọn lên trước đó. Qua cuộc phỏng vấn nhanh giữa tác giả viết với nghệ nhân Tấn Thành thì hầu hết thì tất cả các câu lạc bộ sinh hoạt đờn ca tài tử điều diễn ra theo phương thức này. Lý giải cho các thực trạng này thì các ban, nhóm, các câu lạc bộ điều giải thích rằng: có như vậy mới vui, mới thu hút được nhiều người tham gia.

Sự nghiêm trang trong cách thể hiện và phương thức thưởng thức của những người tri âm tri kỷ được xem là quan trọng nhất. Những nghệ nhân, những người hoạt động trong lĩnh vực đờn ca tài tử phải thể hiện tính nghiêm túc trong phương thức hoạt động của nghệ thuật đờn ca tài tử của mình, phải tôn trọng mình trước khi cần tôn trọng người khác, và là tấm gương sáng để cho các thế hệ trẻ noi theo. Hơn bao giờ hết đờn ca tài tử đã là di sản của nhân loại, nên thiết nghĩ rằng những phương thức hoạt động theo kiểu hiện nay cần được thay thế bằng những kiểu hoạt động mang đậm nét về phương thức hoạt động đờn ca tài tử Nam Bộ cho tỉnh Trà Vinh hiện nay.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w