Công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu 06_ PHAM TIEN DINH (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1. Công tác tuyển dụng

Tuyển dụng được hiểu là quá trình thu hút, tìm kiếm và chọn lựa để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị, tổ chức và bổ sung nhân lực cần thiết nhằm hoàn thành các mục tiêu của đơn vị.

“Nói cách khác, tuyển dụng là quá trình cung ứng yếu tố đầu vào đặc biệt cho tổ chức, đó là yếu tố con người. Quá trình tuyển dụng gồm: Chính sách thu hút, tìm kiếm và lựa chọn. Có chính sách thu hút, tìm kiếm tốt mới có cơ hội để tuyển chọn được lực lượng nhân sự có chất lượng, đồng thời uy tín của quá trình tuyển dụng của tổ chức được nâng lên góp phần thu hút được nhiều nhân tài giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức.

Trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mỗi tổ chức, đơn vị thì công tác tuyển dụng giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi khi công tác tuyển

dụng được thực hiện hiệu quả thì tổ chức, đơn vị sẽ tuyển chọn được những ứng viên có năng lực, trình độ thực sự và phẩm chất đạo đức tốt; và ngược lại nếu công tác tuyển dụng không được quan tâm đúng mức thì dẫn đến không tuyển được người có đức, có tài vào tổ chức. Khi thực hiện tuyển dụng cần giữ được các nguyên tắc: Tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu công việc xác định số lượng cần tuyển, dựa trên việc phân tích các vị trí việc làm đưa ra các điều kiện, tiêu chí ứng tuyển; Tuyển dụng phải đảm bảo được tính công bằng, khách quan;”

Cùng với việc thu hút, tìm kiếm và tuyển chọn các ứng viên thì công tác bố trí, sử dụng nhân lực cũng cần đảm bảo được người trúng tuyển phải được bố trí đúng vào vị trí việc làm khi tham gia ứng tuyển; Bởi khi được bố trí vào vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người thì sẽ tạo môi trường thuận lợi để người trúng tuyển có cơ hội phát huy sở trường, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Với mỗi vị trí, công việc khau nhau thì sẽ có hình thức tuyển dụng khác nhau, do vậy trước khi tổ chức tuyển dụng thì nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể đối với từng vị trí, công việc. Có nhiều hình thức tuyển dụng như: Trắc nghiệm: Trắc nghiệm về tính trung thực; Trắc nghiệm về năng khiếu; Trắc nghiệm về tính cách và sở thích; …, hoặc tổ chức phỏng vấn trực tiếp như: Phỏng vấn theo câu hỏi mẫu; phỏng vấn theo hội đồng hỏi; phỏng vấn dựa trên tình huống giả định … hoặc tổ chức thi tuyển theo hình thức viết gồm các nội dung về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức chung…

Có nhiều phương pháp và hình thức tuyển dụng khác nhau nhưng công tác tuyển dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự phải được xuất

phát từ mục tiêu phát triển, khả năng tài chính, thời gian, chiến lược, chính sách nhân sự.

Thứ hai việc tuyển dụng phải căn cứ vào yêu cầu của từng công việc,

căn cứ vào điều kiện thực tế.

Thứ ba kết quả tuyển dụng phải tuyển chọn được những người phù hợp

với những yêu cầu, đòi hỏi của từng công việc: phù hợp về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…có thể làm việc với năng suất cao.

Một phần của tài liệu 06_ PHAM TIEN DINH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w