đủ chín muồi về cơ sở vật chất, nên trong thực tế đã vi phạm quy luật kinh tế khách quan quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển và còn ở nhiều trình độ khác nhau, nhưng đã vội vã xác lập quan hệ sản xuất công hữu và phương thức phân phối mang tính bình quân, bao cấp, từ đó hạn chế tính sáng tạo của cơ sở, của người lao động. Những mâu thuẫn trong việc tổ chức xã hội theo mô hình Xôviết trong những điều kiện lịch sử nhất định lại bị che khuất bởi phải phục vụ cho những mục tiêu chính trị cao hơn. Khi mục tiêu chính trị đã được giải quyết thì những mâu thuẫn đó bắt đầu bộc lộ, nhưng do chưa kịp thời tổng kết những bài học từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội để bổ sung phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào tình trạng khó khăn khủng hoảng vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX.
Để thoát khỏi khó khăn khủng hoảng các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận thấy sự cần thiết là phải tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới. Trong quá trình thực hiện một số nước đã thành công từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng. tiếp tục kiên định đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một số nước khác do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chế độ xã hội chủ nghĩa sau nhiều năm xây dựng, nhưng chỉ trong 2 năm chủ nghĩa xã hội ở Liênxô (tháng 12/1991) và Đông Âu (tháng 9/1989) đã sụp đổ.
9.2.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình kiểu Liênxô hiện thực mô hình kiểu Liênxô
a) Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xôviết chủ nghĩa xã hội Xôviết
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và tồn tại hơn 70 năm, đã qua những thử thách khó khăn cực kỳ to lớn, ngay lúc mới ra đời nằm trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc và sự phản loạn từ bên trong, dù bị bao vây kinh tế hay chiến
195 tranh thế giới đều không thể đánh đổ được Liênxô, không thể đánh đổ được chủ nghĩa xã hội. Không những thế trong khó khăn thử thách đã làm cho chủ nghĩa xã hội không ngừng lớn mạnh, từ một nước đã trở thành hệ thống thế giới. Liênxô từ một nước kinh tế, văn hoá lạc hậu phát triển thành một “siêu cường”, đối trọng với Mỹ - cường quốc tư bản chủ nghĩa số một thế giới. Nhưng tại sao trong một thời gian ngắn lại xảy ra những thay đổi to lớn đến thế? Nguyên nhân của nó ở đâu? Cần có lời giải xác đáng.
Như đã phân tích ở trên, chủ nghĩa xã hội Xôviết ra đời trong điều kiện lịch sử đặc biệt, mô hình tổ chức xã hội để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đó khó tránh khỏi những khuyết tật. Khi điều kiện lịch sử thay đổi mô hình đó không kịp thời thay đổi bổ sung để thích ứng thì những khuyết tật ấy bộc lộ ra và dẫn tới khủng hoảng toàn hệ thống. Nếu như mô hình tổ chức xã hội dựa trên kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được sức mạnh cho cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại thì trong điều kiện hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội mô hình này tỏ ra không phù hợp. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm mất đi tính chủ động sáng tạo của người lao động, chậm trễ trong việc tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong khi đó các nước tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường lại tiếp nhận thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào những năm 80 của thế kỷ XX nhanh hơn các nước xã hội chủ nghĩa. Trong những điều kiện lịch sử mới, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết tỏ ra không còn phù hợp, chính đó là nguyên nhân sâu xa làm cho xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ ở Liênxô và Đông Âu.