39
158 Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của các cuộc cách mạng xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ vấn đề nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một trong những thiết chế quan trọng bậc nhất của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ tình trạng người bóc lột người, xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, xây dựng xã hội không còn áp bức bóc lột, con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh. Để thực hiện mục tiêu vĩ đại ấy của cách mạng, tất yếu phải trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, khó khăn và phức tạp, đó chính là thời kỳ quá độ. Và theo C.Mác, “giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”40.
Tính tất yếu phải có Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn được luận giải bằng thực tiễn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1) Trong thời kỳ này, các giai cấp bóc lột tuy đã bị xóa bỏ về phương diện chính trị, nhưng chưa bị xoá bỏ hoàn toàn về mặt giai cấp. Chúng hoạt động chống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này khiến cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần phải nắm vững công cụ chuyên chính là Nhà nước xã hội chủ nghĩa để trấn áp mọi sự phản kháng của các thế lực đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; bảo vệ thành quả của cách mạng; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
2) Trong thời kỳ quá độ cũng còn các giai cấp, tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế -xã hội của mình, các giai cấp, tầng lớp này không thể tự mình đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước thực tế đó giai cấp công nhân phải tuyên truyền, thuyết phục, lôi cuốn họ đi theo mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở đây, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò là thiết chế cần thiết đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội, đảm bảo cho lực lượng xã hội to lớn này thành lực lượng có tổ chức.
40
159 3) Để mở rộng dân chủ, chống lại mọi hành vi ngược lại những chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ của nhân dân, cũng đòi hỏi phải có một thiết chế nhà nước phù hợp. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể chế hoá trong Hiến pháp, pháp luật xã hội chủ nghĩa và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa tất yếu gắn liền với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội.
8.1.2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa