Thời kỳ chủ nghĩa cộng sản

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 2): Phần 2 (Trang 61 - 62)

Chủ nghĩa cộng sản giai đoạn cao của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa; tương ứng với lực lượng sản xuất phát triển cao nhất và có cơ sở hạ tầng cao hơn cơ sở hạ tầng của hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa.

Trong lĩnh vực kinh tế, Lực lượng sản xuất phát triển cao nhất trong lịch sử. Xã hội không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và do vậy, không còn giai cấp và nhà nước. “Khi mà lao động trở thành không những là một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống, khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào- chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi tên trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”37.

Trong lĩnh vực xã hội, con người có đầy đủ điều kiện phát triển khả năng của mình. Nhà nước tự tiêu vong; pháp luật trở thành phong tục, tập quán, thành quan niệm đạo đức mà mọi người tự giác thực hiện. Tuy nhiên, sự tiêu vong của nhà nước đòi hỏi có quá trình, “Chúng ta chỉ có quyền nói rằng nhà nước tất nhiên sẽ tiêu vong đồng thời với việc nhấn mạnh tính chất lâu dài của quá trình ấy, về sự phụ thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản”38

Sự phân tích của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chủ nghĩa cộng sản cho chúng ta thấy:

1) Giai đoạn cao của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi đã đạt được những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định.

2) Sự xuất hiện của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa là quá trình lâu dài. 37 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.19, tr.36 38 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.33, tr.118

151 3) Quá trình xuất hiện của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước diễn ra tùy thuộc vào sự phát triển của các lĩnh vực trong đời sống xã hội của các nước đó.

Dự báo của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự xuất hiện của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa chủ yếu dựa trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất; tuy nhiên, sự phát triển của xã hội còn chịu sự tác động vào nhiều tố, quy luật khác. Do vậy, cần vận dụng quan điểm toàn diện khi nhận thức dự báo đó.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học, với việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – tìm ra lực lượng xã hội để thực hiện sứ mệnh ấy là công lao vĩ đại của C.Mác và Ăngghen.

Qua nghiên cứu và phân tích phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới, C.Mác và Ph.Ăngghen từng bước luận giải và trả lời một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở đó các ông đã sáng lập ra học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định tính tất yếu của sự diệt vong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa thông qua thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân. Cách mạng xã hội chủ nghĩa khác về chất so với tất cả các cuộc cách mạng khác trong lịch sử, nó xoá bỏ hoàn toàn chế độ áp bức, bóc lột, bất công để từng bước xây dựng hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, gian khổ, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 2): Phần 2 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)