Trong các tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen không dành riêng một tác phẩm để trình bày hệ thống các quan điểm của mình về văn hoá. Nhưng toàn bộ tư tưởng của các ông về vấn đề này được thể hiện rất sâu sắc thông qua hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về con người và xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về văn hoá và vai trò của văn hoá trong công cuộc xây dựng xã hội mới, từ thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V. I.Lênin đã tiếp tục bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, hình thành nên hệ thống lý luận về nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, bản chất của văn hoá là sáng tạo, là sự kết tinh năng lực bản chất con người. Văn hoá là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất con người gắn với những hoạt động sống của họ, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Những nội dung đó cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hiểu theo góc độ này thì chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội mang những đặc trưng của văn hoá, C.Mác đã khái quát: mỗi bước con người tiến đến văn hoá là mỗi bước con người tiến đến tự do. Đến V.I.Lênin, tư tưởng đó đã được diễn đạt một cách cụ thể hơn khi ông đưa ra luận điểm về nền văn hoá xã hội chủ nghĩa do nhân dân lao động xây dựng “Văn hoá vô sản = chủ nghĩa cộng sản”46. Như vậy, xét trên phương diện chung nhất, chủ nghĩa Mác Lênin quan niệm bản chất văn hoá xã hội chủ nghĩa chính là chủ nghĩa cộng sản, xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa gắn liền với xây dựng xã hội cộng sản
Còn về phương diện lịch sử, nền văn hoá xã hội chủ nghĩa ra đời là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa đã hình thành. V.I.Lênin viết: “Văn hoá vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là
46
166 chuyên gia về văn hoá vô sản phát minh ra. Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”47.
Chế độ mới xã hội chủ nghĩa được xác lập với hai tiền đề quan trọng là tiền đề chính trị (giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền) và tiền đề kinh tế (chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập). Từ hai tiền đề chính trị và kinh tế đó, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hoá tinh thần và nền văn hoá xã hội chủ nghĩa được từng bước xây dựng. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là kết quả sự phát triển liên tục của các nền văn hoá, nó thể hiện trình độ phát triển cao của loài người
Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng kinh tế – chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trên cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo, nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.