Thực trạng thể lực và nâng cao thể lực

Một phần của tài liệu 90f165ec-9348-4450-be02-3a014b5c6d60 (Trang 52 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2Thực trạng thể lực và nâng cao thể lực

Bảng 2.7. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của KSMT Grand Xa La hiện nay

STT Bộ phận Số Giới tính Tuổi TB người Nam Nữ 1 Giám đốc 1 - 1 45 2 Phó giám đốc 2 1 1 41 3 Kế toán 5 1 4 29 4 Kinh doanh 5 3 2 27 5 Marketing 2 1 1 27 6 Nhân sự 4 1 3 26 7 Lễ tân 10 5 5 25 8 Buồng 22 7 15 30 9 Nhà hàng 14 4 10 27 10 Bar 6 4 2 23 11 Bếp 10 7 3 30 12 Spa 9 1 8 26 13 Kĩ thuật 7 7 - 30 14 An ninh 8 8 - 33 15 IT 1 1 - 27 16 Lái xe 3 3 - 32 Tổng cộng 109 54 55 29

Nguồn: Bộ phận Nhân sự (HCTH)Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La Thể lực

là vấn đề luôn được quan tâm và chú trọng đối với CBNV của khách sạn hiện nay. Sức khỏe của CBNV của khách sạn chính là nền tảng để giúp họ hoàn thành công việc, để giúp họ phát triển một cách tốt nhất. Ngày nay, với một

cường độ làm việc rất cao và đòi hỏi sự tập trung lớn nên sức khỏe của CBNV của khách sạn không tránh khỏi sự sa sút và đôi lúc mệt mỏi nhưng họ vẫn luôn cống hiến, hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Theo điều tra cho thấy thì 80% CBNV của khách sạn đều cho rằng họ có một sức khỏe khá tốt.

- Đánh giá qua cơ cấu theo độ tuổi:

Độ tuổi làm việc của nhân viên khách sạn (cả tuổi đời cũng như tuổi nghề) cũng là yếu tố ít nhiều ảnh hưởng đến thể lực chung của CBNV của khách sạn.

Độ tuổi trung bình của khách sạn là 29 tuổi, độ tuổi tương đối trẻ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Hầu hết những nhân viên lớn tuổi đều nằm trong Ban giám đốc, ngoài ra bộ phận Buồng, Bếp, An ninh và Lái xe là những bộ phận có độ tuổi trung bình trên 30. Những nhân viên có độ tuổi trẻ nhất thì tập trung ở bộ phận Lễ tân do đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với khách hàng, có thể coi như là bộ mặt của khách sạn, vỉ thế cần những nhân viên trẻ trung, tươi tắn và nhanh nhẹn. Kết cấu lao động trẻ là một lợi thế của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La bởi sức trẻ, sức nhiệt huyết với công việc, khả năng tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, khả năng tiếp thu kiến thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, do còn trẻ nên tính ổn định trong công việc thấp, dễ thay đổi công việc ở tổ chức khác, kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu phần nào ảnh hưởng đến kết quả công việc.

-Đánh giá cơ cấu theo giới tính: Hiện tượng chênh lệch giới tính giữa nam và

nữ không của Khách sạn không đáng kể nên đã tạo ra được một tập thể năng động , hài hòa. Tuy nhiên do tính chất công việc một vấn đề Khách sạn cần phải giải quyết là nên cân đối tỷ lệ nam, nữ giữa các bộ phận của khách sạn cho phù hợp để đảm bảo chất lượng nhân lực.

- Đánh giá qua tình trạng thể lực: Về cơ bản ngay từ khâu tuyển dụng Ban

Giám đốc khách sạn đã đưa ra các tiêu chí trong đó có tiêu chí về hình thức, chiều cao , cân nặng đối với nam và nữ như sau:

Bảng 2.8. Tiêu chí khi tuyển dụng nhân viên của KSMT Grand Xa La hiện nay

Tiêu chí Chiều cao Cân nặng Hình thức

Dễnhìn, không

Nam 1,65 m trở lên 67kg khuyết tật, có

sức khỏe tốt Dễnhìn, không

Nữ 1,56 m trở lên 54 kg khuyết tật, có

sức khỏe tốt

Nguồn: Bộ phận Nhân sự (HCTH)Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La

Theo bảng 2.8 thì chiều cao trung bình cả nhân viên nam và nữ đều đảm bảo chiều cao trung bình của người Việt Nam (theo một nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu Garvam- Australia) chiều cao trung bình của nam thanh niên nước ta là 164,3cm và của nữ là 153,9.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), công thức chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) là: BMI= Cân nặng (kg)/chiều cao2(m).

Nếu BMI trong khoảng (18,5-24,9) thì người đó cân nặng phù hợp với chiều cao tức cơ thể bình thường, không gầy, không béo. Tỷ lệ ngày công nghỉ ốm ngày càng giảm là do Ban Giám đốc Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La đã có sự quan tâm đến nơi ăn chốn ở, điều kiện an toàn khi làm việc cũng như sinh hoạt của cán bộ nhân viên trong khách sạn.

Ban Giám đốc đã chú ý nghiêm ngặt tới sức khỏe của nhân viên, định kỳ hàng năm đều có chế độ khám kiểm tra định kỳ sức khỏe cán bộ công nhân viên trong toàn khách sạn Mường Thanh Grand Xa La, kết quả như sau:

Bảng 2.9. Tình hình sức khỏe, bệnh nghề nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số lao động được khám 103 106 109 I. Sức khỏe Loại A 70 71 74 Loại B 30 31 33 Loại C 3 4 2 II. Bệnh nghề nghiệp Bệnh hô hấp 26 30 20 Bệnh thận 10 12 11 Bệnh xương khớp 9 11 7

Nguồn: Kết quả khám SK định kỳ CBCNV Bộ phận Nhân sự ( HCTH) KSMT Grand Xa La

Trong đó: Loại A: Sức khỏe tốt.

Loại B: Sức khỏe trung bình. Loại C: Sức khỏe yếu

Theo bảng trên, trừ một số cán bộ công nhân viên đến thời điểm khám sức khỏe có việc riêng không đi khám được, nói chung gần như toàn bộ 100% cán bộ công nhân viên tham gia khám định kỳ, do Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La tổ chức làm 3 đợt khám sức khỏe để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên thu xếp và đi khám định kỳ nên số lượng tham gia đủ. Sức khỏe của cán bộ công nhân viên của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ thấp mắc bệnh nghề nghiệp cơ bản là liên quan đến bệnh hô hấp . Nguyên nhân là do điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều với khách hàng nên dễ lây nhiễm chủ yếu ở bộ phận lễ tân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều tra về sức khỏe của CBCNV năm 2019 thu được kết quả sau:

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá sức khỏe năm 2019

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

Phù hợp 92 96,84

Chưa phù hợp 3 3,16

Tổng 95 100

Nguồn:Kết quả điều tra – phụ lục 1

Cán bộ nhân viên của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La có được thể lực như vậy là do:

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi tương đối trẻ.

- Mức độ quan tâm của Ban lãnh đạo Khách sạn tới thể lực của nguồn lao động tương đối cao:

+ Khâu tuyển dụng nhân lực thì hồ sơ phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe.

+ Sức khoẻ của nhân viên cũng như gia đình nhân viên luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của Khách sạn. Hàng năm, Khách sạn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV. Mục đích của chương trình khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV là để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh thông thường, bệnh nghề nghiệp và liên quan nghề nghiệp. Qua đó phân loại sức khỏe của người lao động, và đây là căn cứ để Khách sạn sắp xếp các công việc phù hợp.

+ Hàng năm Khách sạn có trích riêng một quỹ cho quỹ sức khỏe của CBCNV, quỹ này được sử dụng khi có trường hợp ốm đau đột xuất, người lao động cần phải khám chữa kịp thời.

Là đơn vị luôn quan tâm đến chất lượng đội ngũ CBCNV, Ban Giám đốc Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La luôn nghiên cứu đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước như Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội...trước hết là thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động, đồng thời, cũng có cơ sở cho chiến lược nâng cao chất lượng nhân lực cho tổ chức. Một số yêu cầu cơ bản đối với nhân viên khi tuyển dụng vào Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La là:

- Họ phải là người có đủ sức khoẻ để hoàn thành công việc được giao. - Có tay nghề, có đầy đủ văn bằng mà công việc đòi hỏi và yêu cầu.

- Phải là người kiên quyết thẳng thắn, trung thực, cương nghị, biết tiếp thu phê bình và ham học hỏi trong công việc, có tinh thần đoàn kết, tận tụy với công việc.

Nhằm đảm bảo sự an toàn lao động mọi nơi mọi lúc, Khách sạn có đội ngũ cán bộ giám sát luôn đảm bảo các quy định về an toàn; tất cả các nhân viên đều phải sử dụng các phương thức và trang thiết bị phù hợp để triển khai công việc một cách an toàn nhất.

Khách sạn đưa ra các quy định, các chính sách chỉ dẫn về an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường, trang bị đồng phục và các dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp như mũ, giầy, kính bảo hộ, găng tay…cho nhân viên ở các vị trí làm việc.

Khách sạn luôn khuyến khích mọi người luôn phải chú ý đến sức khoẻ và an toàn lao động trong công việc hàng ngày của mình.

Khách sạn thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Lao động và các quy định khác của Nhà nước, 100% cán bộ, công nhân làm việc tại khách sạn được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định.

Việc nâng cao thể lực cũng rất cần được chú trọng ,KSMT Grand XaLa cần tạo ra sân chơi về tinh thần như tổ chức các hội thi tay nghề, tổ chức các giải thể thao như cầu lông, bóng đá … để đội ngũ nhân viên của khách sạn được tham gia giúp họ tái tạo lại sức lao động.

Một phần của tài liệu 90f165ec-9348-4450-be02-3a014b5c6d60 (Trang 52 - 57)