6. Kết cấu của luận văn
2.3.1 Những kết quả đạt được
- Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La đã xây dựng được bản mô tả công việc cho từng vị trí. Người lao động được bố trí làm việc tại những bộ phận phù hợp với trình độ và chuyên môn nghiệp vụ của họ. Số lượng người lao động tại mỗi bộ phận phù hợp với khối lượng công việc của các bộ phận đó, việc phân chia ca trực và nhiệm vụ cũng tương đối công bằng, ban lãnh đạo đến nay chưa nhận được khiếu nại hay phàn nàn gì từ phía người lao động.
- Về tuyển dụng, bộ phận nhân sự của khách sạn tiến hành tuyển dụng theo yêu cầu từ các bộ phận và kế hoạch nhân lực theo năm của khách sạn. Hiện khách
sạn có 2 nguồn tuyển dụng chính: Nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. Nguồn bên trong là sự điều chuyển CBNV từ các khách sạn thành viên khác của Tập đoàn về làm việc tại khách sạn Mường Thanh Grand Xa La hoặc nhân viên tại các bộ phận trong khách sạn có nhu cầu chuyển đổi vị trí. Nguồn bên ngoài đến từ việc đăng tuyển trên website tuyển dụng chung của Tập đoàn Mường Thanh và qua sự giới thiệu của các CBNV đang làm việc tại khách sạn. Điều này tuy góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động tuyển dụng của khách sạn, tuy nhiên chất lượng nhân viên đầu vào lại không được đảm bảo.
- Công tác đào tạo của khách sạn hiện nay chủ yếu là hình thức đào tạo tại chỗ. Hình thức này giúp CBNV có cơ hội thực hành người thật việc thật ngay trong quá trình đào tạo, tuy nhiên vì chưa thành thạo nên đôi khi xảy ra sai sót, dẫn đến làm ảnh hưởng chất lượng phục vụ khách hàng của khách sạn. Bên cạnh đó, Mường Thanh Grand Xa La cũng khuyến khích CBNV tự nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ năng tay nghề, ngoại ngữ và thái độ phục vụ, tuy nhiên không phải CBNV nào cũng có ý thức tự giác nâng cao trình độ của mình. Ngoài ra, khách sạn cũng thường xuyên gửi các CBNV của mình tham gia tập huấn tại các chương trình đào tạo chung của Tập đoàn cũng như đi học hỏi mô hình hoạt động, cách thức vận hành của các khách sạn thành viên khác.