Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC và cơ sở dẫn liệu

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (Trang 28 - 30)

dẫn liệu

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh

Rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng trọng yếu đến rủi ro kiểm toán, do đó, AS khá chú trọng đến việc tìm hiểu đặc điểm của khách hàng và ngành nghề họ đang kinh doanh. Công việc này vừa giúp kiểm toán viên hạn chề rủi ro vừa thu hẹp phạm vi cần kiểm toán. Thông thường, các KTV sẽ tìm hiểu về :

Ngành nghề của đơn vị: (1) Tính cạnh tranh của ngành nghề, tìm hiểu mối quan hệ của công ty với khách hàng nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong việc duy trì khách hàng, phát triển doanh thu và thu hồi nợ; (2) Khuôn khổ pháp lí: Các quy định và chính sách có liên quan đối với ngành nghề. Các quy định này có thể làm tăng rủi ro sai sót trọng yếu trên BCTC

Đặc điểm của đơn vị: Cơ cấu tổ chức, cơ cấu sở hữu 

Sau khi nhận diện được các rủi ro trọng yếu hay những yếu tố khác làm KTV tin rằng có khả năng dẫn đến sai sót trọng yếu, KTV sẽ trình bày ảnh hưởng

của những rủi ro này trên A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (xem phần phụ lục 2)

Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh

Ở giai đoạn này, KTV rà soát báo cáo kiểm toán những năm trước để xem xét về chính sách kế toán của đơn vị có phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành hay không. Một số rủi ro chủ yếu thường do kế toán đơn vị chưa cập nhật chính sách kế toán mới hoặc các chuẩn mực kế toán mới chưa có hướng dẫn rõ ràng

Đồng thời, KTV cần có hiểu biết nhất định về quy trình kinh doanh. KTV đọc tài liệu của đơn vị cung cấp và nhận định những rủi ro trọng yếu, có thể

phỏng vấn BGĐ nếu cần thiết

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính:

Công việc này được thực hiện trên giấy tờ A510- Phân tích sơ bộ BCTC. Trưởng phòng nghiệp vụ đánh giá chi tiết rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục. Phân tích sơ bộ BCTC dựa trên dữ liệu đơn vị bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số tài chính…

Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối cho các khoản mục chủ yếu là các khoản mục có số dư lớn, biến động lớn hoặc chỉ tiêu nhạy cảm (các khoản vay, nợ phải thu, lãi, lỗ...). Đối với các khoản mục có biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, KTV thực hiện việc tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên của khách hàng để đánh giá tính hợp lý của biến động. Nếu có biến động mà KTV chưa thể giải thích được, có thể coi là một rủi ro trọng yếu cần quan tâm khi thực hiện kiểm toán chi tiết.

Phân tích hệ số: Khi phân tích hệ số KTV thường tập trung vào 04 nhóm hệ

số phố biến như sau: (1) Hệ số thanh toán; (2) Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động; (3) Khả năng sinh lời; (4) Hệ số nợ. Khi phân tích hệ số KTV dùng hiểu biết của mình về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính để phát hiện các biến động hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi đột ngột của chỉ số. Việc phân tích hệ số này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi ro đó. Đây là quá trình KTV sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để thực hiện.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Việc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được thực hiện trên 2 cấp độ tương ứng với 2 mẫu giấy tờ làm việc khác nhau:

A610: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp (xem phụ lục 3)

Việc hiểu biết về KSNB có thể giúp các KTV đánh giá được các yếu kém của kiểm soát mà từ đó có thể đưa tới những sai sót trọng yếu trên BCTC. Thông qua KSNB, KTV đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của KSNB nói chung cũng như từng bộ phận từng khoản mục. Bên cạnh đó giúp KTV hình dung mức độ phức tạp và phạm vi của công việc kiểm toán

Rà soát các yếu tố có rủi ro gian lận

KTV hoàn thành mẫu A640 để thực hiện đánh giá các yếu tố có rủi ro gian lận. Thực chất mẫu này của VACPA dựa trên tam giác gian lận của Donal R. Cressey, xem xét trên ba yếu tố: Áp lực, cơ hội, thái độ, cá tính.

Sau khi hoàn thành mẫu A640, KTV phải kết luận được: Yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận- nếu có; Yếu tố đó ảnh hưởng đến nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh nào, hoặc đến tổng thể BCTC; Các thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đã đánh giá là gì.

Nếu không xác định có yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: Kết luận “Không nhận thấy có yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận được xác định”.

Nếu xác định có yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: Tổng hợp về Biểu A910 và sửa đổi các chương trình kiểm toán liên quan.

Phỏng vấn ban gián đốc về gian lận

KTV xác định thời gian địa điểm của cuộc gặp mặt (thường là tại đơn vị được kiểm toán) và gọi điện thoại hoặc gửi email trao đổi lịch gặp với ban giám đốc đơn vị. KTV chuẩn bị sẵn các câu hỏi về gian lận có thể xảy ra ở đơn vị (xem phụ lục 4).

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w