Một số biện pháp hạn chế quảng cáo phi đạo đức

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 79 - 82)

II. Một số vấn đề đạo đức marketing mà các doanh nghiệpcần lư uý 1 Quảng cáo phóng đại xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm

3. Một số biện pháp hạn chế quảng cáo phi đạo đức

Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân.

Cơ quan nhà nước

Bộ văn hóa, sở văn hóa các địa phương tăng cường vai trò chỉ đạo định hướng hoạt động, kiểm tra giám sát và tuyên truyền

Các cơ quan ban hành chính sách cần nắm rõ thực tế, triển khai tìm hiểu, khảo sát trên quy mô cả nước, giải quyết hài hòa giữa lợi ích người dân và đơn vị kinh doanh để quảng cáo hoạt động đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho quảng cáo phát triển lành mạnh.

Ban hành chính sách cần nghiên cứu để đưa ra quy định cụ thể, phù hợp từng địa phương, từng loại hình quảng cáo để tránh hiện tượng máy móc, khuôn mẫu, phụ thuộc vào ý chí người quản lý.

Cần tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật về quảng cáo ở các quốc gia tiên tiến, từ đó hoàn thiện các chế tài và có hình thức xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực. Cần lưu ý, việc quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cần có sự phối hợp giữa nhiều ngành và địa phương; tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ quảng cáo

Cần nâng cao tinh thần trách niệm và hiểu biết về sản phẩm và đạo đức quảng cáo

Lựa chọn các đơn vị quảng cáo uy tín, am hiểu pháp luật quảng cáo, văn hóa địa phương

Lắng nghe ý kiến người tiêu dùng, cộng đồng, chuyên gia, luật sư... để có điều chỉnh nội dung và hình thức quảng cáo phù hợp

Người tiêu dùng

Bày tỏ, phản hồi ý kiến với các quảng cáo vô đạo đức thông qua các phương tiện truyền thông, hội bảo vệ người tiêu dùng.

Tẩy chay các quảng cáo phi đạo đức

Hậu quả lớn nhất của các quảng cáo phi đạo đức không phải là doanh nghiệp chịu nộp phạt hay dừng quy trình sản xuất mà đến từ sự quay lưng của người tiêu dùng. Quảng cáo là công cụ hữu ích để tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhưng nếu không kiếm soát chặt chẽ về nội dung, cách thức thể hiện thì nó trở thành con dao hai lưỡi. Cách duy nhất để quảng cáo được mọi người đón nhận là hãy nói sự thật và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong quảng cáo. Điều này giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định, tạo được lòng tin và thuyết phục đối với khách hàng.

Tài liệu tham khảo

6. Nguyễn Mạnh Quân (2015), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

7. http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/32976302-chan-chinh-hoat- dong-quang-cao.html 8. https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/tre-beo-phi-vi-thuc-pham- quang-cao-2267679.html 9. http://dantri.com.vn/suc-manh-so/nhieu-sai-pham-trong-quang-cao-cua- youtube-tai-viet-nam-20170224064246737.htm 10. http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id= 1009&Itemid=14

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w