Để có được nhận xét, đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp thông thưòng phải tiến hành so sánh sự biến động của tổng số vốn theo thời gian. Việc làm này sẽ giúp nhận biết, đánh giá được tình hình tạo lập và huy động vốn về quy mô. Nhưng vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên sự biến động của tổng số vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp và xác thực. Mặc khác, sự tăng trưởng hay
giảm sút của từng bộ phận vốn của doanh nghiệp (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của tổng số vốn trong kỳ phân tích. Việc tăng vốn chủ sở hữu về quy mô sẽ tăng cường mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, vốn chủ sở hữu giảm sẽ làm giảm mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Đối với nợ phải trả, nếu gia tăng sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính giảm và ngược lại.
Để phân tích xu hướng tăng trưởng của vốn được xác định: Tốc độ tăng trưởng Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i
vốn kỳ thứ i so với = x 100 (2.6)
kỳ gốc Tổng số vốn hiện có tại kỳ gốc Và nhịp điệu tăng trưởng vốn được xác định: [3] Tốc độ tăng trưởng Tổng số vốn hiện có tại kỳ thứ i
vốn kỳ thứ i so với = x 100 (2.7)
kỳ (i-1) Tổng số vốn hiện có tại kỳ (i-1)