Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp phản ánh tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cấu thành trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn sẽ đánh giá được chính sách tài chính, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó; đồng thời thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa tình hình huy động với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản.
Phân tích cấu trúc tài chính về bản chất là phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn; bởi vì cơ cấu tài sản
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn sẽ đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp đang sử dụng, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó và khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện trước hết bằng cách tính ra và so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số. [7, tr187]
Tỷ trọng của từng bộ phận Giá trị của từng bộ
nguồn vốn chiếm trong = phận nguồn vốn x 100 (2.22) tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn
Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn, tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn; khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp là sử dụng nguồn vốn của bản thân hay khai thác huy động từ bên ngoài hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại.
2.3.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản
tổng tài sản của doanh nghiệp. [9, tr84]
Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản là để nhận biết tình hình tăng giảm tài sản, tình hình phân bổ tài sản, để từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Với ý nghĩa đó các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh để phân tích hình biến động và cơ cấu phân bổ tài sản của doanh nghiệp theo những nội dung sau:
Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối trong tổng số tài sản, cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó, nhận biết được sự biến động về quy mô quy doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính hợp lý của cơ cấu vốn và tác động của cơ cấu vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận tài sản
phận tài sản chiếm = x 100 (2.23)
trong tổng số tài sản Tổng số tài sản