Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Một phần của tài liệu KT01017_TranVanHong4C (Trang 28 - 29)

Mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vốn mà chủ sở hữu bỏ ra càng nhiều chứng tỏ mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính càng cao và ngược lại. Mặc khác một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả không phải chỉ căn cứ vào số vốn họ bỏ ra mà cần phải xét xem đến các nguồn vốn khác mà họ đã huy động từ bên ngoài. Nếu nguồn vốn huy động này họ sử dụng cho hoạt động kinh doanh có lãi, thì mới khẳng định là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng để đo lường, đánh giá

nội dung này thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số tự tài trợ: phản ánh trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.

Vốn chủ sở hữu

Hệ số tài trợ = (2.8)

Tổng số nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thừa để tài trợ tài sản dài hạn, và sẽ ít khó khăn khi các khoản nợ dài hạn đến hạn và ngược lại.

Vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = (2.9)

Tài sản dài hạn

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: phản ánh khả năng tài trợ tài sản cố định đã và đang đầu tư của doanh nghiệp bằng số vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu lớn hơn 1, chứng tỏ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thừa để trang trải số tài sản cố định, và sẽ ít gặp khó khăn khi các khoản nợ này đến hạn trả.

Hệ số tự tài trợ tài sản = Vốn chủ sở hữu (2.10) cố định Tài sản cố định đã và đang đầu tư

Một phần của tài liệu KT01017_TranVanHong4C (Trang 28 - 29)