Phân tích và xây dựng định mức chi phí

Một phần của tài liệu KT01004_NguyenDoanDung4C (Trang 36 - 38)

2.3. Kế toán chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh

2.3.2. Phân tích và xây dựng định mức chi phí

Để tiến hành kiểm soát chi phí, người quản lý phải đưa ra định mức tiêu chuẩn thích hợp. Việc kiểm soát chi phí chỉ có ý nghĩa khi các chi phí định mức được xây dựng tiên tiến, phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân gây ra mức chênh lệch chi phí khi so sánh giữa thực tế với định mức là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải xử lý kịp thời để đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Định mức chi phí là khoán chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong trường hợp nào. Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng.

Định mức chi phí đầu vào gồm định mức về lượng và giá của các khoản mục chi phí sản xuất. Lượng định mức là lượng tiêu hao cần thiết trong quá trình sản xuất, giá định mức là giá phải trả.

Chi phí định mức = Lượng định mức x Giá định mức (2.7)

Các phương pháp xác định chi phí định mức:

- Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp.

- Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: trên cơ sở thống kê, phân tích số liệu về chi phí và giá thành đạt được ở những kỳ trước để đưa ra định mức chi phí. Tuy nhỉên phải xem kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại.

- Phương pháp điều chỉnh: điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

Định mức dự toán trong doanh nghiệp xây lắp:

Trong các doanh nghiệp xây lắp, định mức dự toán xây dựng cơ bản là định mức kinh tế - kỹ thuật xác định hao phí cần thiết về vật liệu, lao động máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tương đối hoàn chỉnh như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát nền, 1m2 trát tường... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây lắp.

Định mức dự toán xây dựng cơ bản do Bộ Xây Dựng nghiên cứu và ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước trong một thời điểm nhất định.

Về tổng thể định mức dự toán bao gồm:

• Mức hao phí vật liệu: là mức quy định về sử dụng khối lượng vật liệu cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng công tác xây lắp (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu chi trong khoản chi phí chung)

Số lượng vật liệu trong các bản quy định mức bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ và có tính đến tỷ lệ hao hụt qua các khâu thi công và luân chuyển theo quy định của Nhà nước. Định mức vật liệu chính và vật liệu phụ được xác định bằng khối lượng hao phí. Định mức vật liệu khác được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với

vật liệu phụ. Trong thực tế tùy theo điều kiện thi công cụ thể có thể thay thế một số vật liệu tương tự. Số lượng vật liệu thay thế căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, tính chất vật liệu mà quy đổi tương đương.

• Mức hao phí lao động: là ngày công lao động tương ứng với cấp bậc công việc quy định để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp, trong mức đã bao gồm công của lao động trực tiếp thực hiện công tác xây lắp và công của lao động phục vụ xây lắp (vận chuyển bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm, lắp đặt, cài đặt, đã thử trong phạm vi mặt bằng xây lắp)

Mức hao phí lao động trong bảng định mức (tính theo cấp bậc thợ, kỹ sư bình quân) đã bao gồm cả lao động chính, phụ (kể cả công tác chuẩn bị, kết thúc, thu dọn hiện trường thi công)

• Mức hao phí máy thi công: là mức quy định số ca máy thi công trực tiếp cần thiết phục vụ xây lắp tùy theo loại công tác xây lắp.

Một phần của tài liệu KT01004_NguyenDoanDung4C (Trang 36 - 38)