Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty với các quyền và nhiệm vụ theo pháp luật quy định.
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán bộ quản lý khác và chịu trách nhiệm trước nhà nước và đại hội đồng cổ đông về mọi hoạt động của công ty.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông.
- Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh được toàn quyền quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Nhà nước.
-Phó giám đốc phụ trách tài chính chính và nhân sự: Phụ trách công tác tài chính và nhân sự của công ty
-Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách về mặt kỹ thuật của công ty -Phòng tổ chức hành chính
Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong toàn công ty vể các lĩnh vực hành chính và nhân sự
- Phòng Kế hoạch – Đầu tư: Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty xây dựng kế hoạch và tham gia quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực công ty đã được cấp phép hoạt động, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật nhà nước và quy định của công ty.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Tổ chức xây dựng, thực hiện, kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính, kế toán, chế độ báo cáo tài chính của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.Tổng hợp các báo cáo, phân tích các hoạt động tài chính, cung cấp thông tin và tư vấn cho ban lãnh đạo công ty về quản lý sử dụng các
nguồn tài chính của công ty có hiệu quả.
- Phòng Kỹ thuật - Thi công: Tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty quản lý về công tác Kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động, máy móc, thiết bị thi công tại các đơn vị sản xuất, công trình trực thuộc công ty. Tổ chức sản xuất thi công, xây lắp công trình.
3.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty cổ phần VIMECO
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng lớn đến tổ chức quản lý và sản xuất trong công ty cổ phần VIMECO. Các công trình thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, sản phẩm đơn chiếc, thời gian thi công dài, đòi hỏi một quy mô lớn các yếu tố đầu vào. Các công trình thường cố định tại nơi sản xuất nên chịu ảnh hưởng của nơi đặt công trình như địa hình, thời tiết, giá cả thị trường….. Các điều kiện sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, người lao động phải di chuyển tới chân công trình. Điều này làm cho công tác quản lý, sử dụng tài sản của công ty cổ phần VIMECO rất khó khăn. Công tác tổ chức quản lý sản xuất của công ty cổ phần VIMECO luôn tuân thủ theo quy trình công nghệ xây lắp sau:
Khảo sát thiết kế, Nhận thầu Mua vật tư, tổ chức nhân công Lập kế hoạch thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu bàn giao công trình