- Lan truyền (Earned media) Truyền thông lan truyền là các thảo luận tự nhiên, khi đó khách hàng trở thành kênh quảng bá của nhà bán lẻ Truyền thông lan truyển có thể được xem
CHƯƠNG 4: WEBSITE VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN BÁN LẺ TRỰC TUYẾN
4.1.4. Những nguyên tắc quan trọng trong thiết kế website bán lẻ trực tuyến
4.1.4.a. Các nguyên tắc tổ chức website
Một website có tổ chức hợp lý phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Tổ chức website chặt chẽ và dễ sử dụng
Website cần có cấu trúc logic, rõ ràng, thống nhất và dễ hiểu sao cho người dùng dễ dàng tiếp cận các thông tin cần thiết khi truy cập. Nếu một website không được tổ chức tốt thì người dùng sẽ khó tiếp cận được những nội dung theo đúng ý muốn của doanh nghiệp. Từ đó, người truy cập sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi website và không muốn quay lại khi có nhu cầu tìm kiếm các thông tin liên quan khác.
Về cách phân chia và tổ chức nội dung, trước khi website được thiết kế cần phải định hình được những nội dung mà nhà bán lẻ có thể cung cấp cho người dùng. Tiếp theo là xác định đối tượng có nhu cầu tìm đọc nội dung của web, phân tích về sở thích và các chủ đề mà họ quan tâm để có thể theo sát được nhu cầu của người dùng.
Về cách bố cục nội dung, website cần phải có bố cục rõ ràng và tinh tế. Những vấn đề liên quan đến thiết kế website có tính đáp ứng (RWD) là điều cần quan tâm. Ngay khi người dùng vào website bán lẻ trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào, họ cần được thấy ngay những thành phần quan trọng nhất và tạo ra ấn tượng dẫn dắt họ để tiếp cận thông tin mà người bán lẻ xắp đặt có chủ ý. Đối với những thành phần quan trọng này, cần tránh việc bắt người dùng phải rê kéo màn hình quá nhiều mới tiếp cận được.
Sử dụng từ ngữ dễ hiểu
Việc sử dụng những từ ngữ dễ hiểu cũng làm tăng thêm tính tiện dụng, giúp cho website dễ sử dụng hơn đối với người dùng. Người dùng sẽ không thể tiếp cận được những thông tin cần thiết hay quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của người bán nếu như họ không thể hiểu được những gì mà người bán đang nói. Ở khía cạnh này, việc dùng các ngôn từ phù hợp với kiến thức và trình độ của phân khúc khách hàng mục tiêu cũng là một vấn đề mà người bán cần quan tâm.
Chú trọng đến tốc độ tải trang
Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng khoảng thời gian tối đa 3 giây là mức chuẩn đối với một website cần phải bắt đầu xuất hiện các thành phần trong trang, và người dùng không đủ kiên nhẫn chờ đợi quá 10 giây cho mỗi trang web con trong website của người bán mà chưa nhìn thấy gì. Ngoài ra, do yếu tố giới hạn của tốc độ đường truyền Internet mà khách hàng đang kết nối, nếu tốc độ tải trang quá chậm cũng có thể làm mất một lượng khách hàng tiềm năng.
Một số cách thức có thể áp dụng để làm giảm thời gian tải trang bao gồm:
- Hạn chế việc lạm dụng quá nhiều hình ảnh, video và audio. Mặc dù hình ảnh, video và audio có thể truyền tải thông tin đến với người dùng một cách trực quan và nhanh chóng hơn, nhưng cần phải quan tâm chọn lọc và chỉ sử dụng khi cảm thấy cần thiết. - Tối ưu kích thước và dung lượng của những hình ảnh được sử dụng trên website.
Trong một số trường hợp cần cung cấp đến người dùng những hình ảnh rõ nét và chất lượng cao thì có thể sử dụng hình ảnh nhỏ đại diện, khi người dùng cần quan tâm xem kỹ hình ảnh nào thì có thể bấm vào và xem ảnh to hơn.
Việc tối ưu hóa tốc độ tải trang không chỉ giúp ích cho người dùng mà còn giúp cho hệ thống máy chủ của người bán sẽ nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm được tài nguyên và băng thông, làm tăng khả năng cung cấp lượng truy cập trong cùng một thời điểm nhiều hơn. Điều đó cũng đồng
nghĩa với việc tối ưu lợi nhuận cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng.
Dễ theo “dõi hành trình khách hàng”
Website bán lẻ trực tuyến phải giúp người bán mô tả và theo dõi được “hành trình khách hàng”, từ lúc “người lướt web” ghé thăm website cho đến khi trở thành khách hàng, và thậm chí quá trình sau khi mua trở thành khách hàng trung thành. Những tham số thống kê trên website sẽ giúp người bán biết được đâu là những nút thắt khiến cho hành trình này diễn ra chậm chạp hoặc bị dừng lại.
Có thể sử dụng một số công cụ như Google Analytics hoặc các công cụ tương tự khác tích hợp vào website để theo dõi các hoạt động của khách hàng thực hiện trên website. Đặc điểm chung của công cụ quản lý và theo dõi website bao gồm:
- Xác định mục tiêu và đo lường những chỉ số phù hợp. Đối với nhà bán lẻ trực tuyến thì mục tiêu cuối cùng đều là doanh số bán hàng. Do đó, chỉ số chuyển đổi (Conversion rate) luôn là một trong những con số quan trọng nhất cần được đo lường cụ thể. Chỉ số này sẽ thay đổi tùy theo mục tiêu được đề ra của website. Các mục tiêu có thể được chia ra nhiều cấp độ, không nhất thiết phải là mua hàng, mà có thể là đăng kí nhận tin, xem video, so sánh sản phẩm…
- Tối thiểu hóa chỉ số rời bỏ trang web. Bằng cách phân tích và cải thiện Bounce Rate (tỷ lệ người truy cập vào website và rời bỏ ngay mà không xem bất cứ một nội dung nào) sẽ giúp khắc phục được những thiếu sót còn tồn đọng trong cách thức tổ chức, nội dung website hoặc các hoạt động truyền thông marketing của công ty.
- Tối đa hóa lưu lượng khách hàng truy cập vào website. Để thu hút được khách hàng đến với website, các nhà bán lẻ trực tuyến đã phải đầu tư rất nhiều nguồn lực và chi phí. Chính vì vậy, làm sao để tạo ra hiệu quả kinh doanh thực sự và không lãng phí tài nguyên luôn là điều họ mong muốn khi thiết kế website. Báo cáo lưu lượng truy cập (Traffic sources) và nguồn là những chỉ số giúp định vị được nguồn truy cập của người dùng và có những điều chỉnh cho hợp lý để tối đa hóa hiệu quả.
Tổ chức website và SEO
Tổ chức website được xác định rõ là quan trọng đối với SEO vì ba lý do chính:
Thứ nhất, nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung tốt hơn. Tổ chức website tốt giúp trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm đọc, lập chỉ mục và hiểu website nhanh hơn và điều này cải thiện cơ hội xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
Thứ hai, tổ chức website tốt sẽ tăng cơ hội nhận được sitelinks trong tìm kiếm của Google. Sitelinks là các liên kết được hiển thị bên dưới đoạn mô tả tìm kiếm của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google trỏ đến các trang khác trên trang web của người bán lẻ. Đây là cách tuyệt vời để làm cho danh sách tìm kiếm nổi bật hơn và tăng tỷ lệ nhấp chuột. Cần nhớ là k hông thể chỉ định phần nào của trang web được hiển thị dưới dạng sitelinks vì các phần này được thuật toán của Google tự động chọn.
Thứ ba, một tổ chức website tốt cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời và làm giảm tỷ lệ thoát trang.
Một số vấn đề khác
Trước khi đưa website vào hoạt động, cần kiểm tra toàn bộ website để đảm bảo rằng các đường dẫn, tốc độ tải trang, các biểu mẫu và hình ảnh…đều đảm bảo yêu cầu và không gây cảm giác khó chịu cho người dùng. Bên cạnh đó cần kiểm tra website bằng nhiều phương pháp, nhiều thiết bị khác nhau để có kế quản khách quan nhất.
4.1.4.b. Các nguyên tắc tổ chức thông tin trên website
Sức hấp dẫn của website là tạo ra các liên kết để kết nối các khối thông tin lại với nhau. Những đoạn tin nhỏ thuộc các khối thông tin lớn hơn sẽ được gắn kết với nhau thông qua các liên kết. Những đơn vị thông tin như vậy rất dễ tổ chức thành các khối thông tin riêng để tạo nên một hệ thống đồng nhất, hình thành nên cơ sở các liên kết hypertex. Việc xác định chính xác ngữ cảnh của tài liệu và nội dung thông tin sẽ giúp việc phân chia và trình bày các đơn vị thông tin trên website một cách hợp lý.
Việc tổ chức thông tin trên website cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
Tuân thủ đúng quy trình tổ chức thông tin trên website
Qui trình tổ chức thông tin trên website gồm các bước như sau:
Bước 1. Phân chia các khối thông tin lớn thành các đơn vị thông tin nhỏ, logic, thống nhất.
Bước 2. Thiết lập hệ thống phân cấp theo tầm quan trọng của thông tin Bước 3. Xây dựng cấu trúc liên kết giữa các hệ thống phân cấp thông tin Bước 4. Đánh giá chức năng, tính thẩm mỹ của hệ thống phân cấp thông tin.
Sử dụng linh hoạt và sáng tạo các kiểu cấu trúc website
(1) Cấu trúc tuyến tính (Sequence)
- Đơn giản, hiển thị thông tin một cách tuần tự - Thông tin được sắp theo thứ tự logic hoặc thời gian - Nếu website chứa nhiều thông tin thì sẽ trở nên phức tạp.
Hình 4. 2 Cấu trúc nối tiếp
(2) Cấu trúc phân cấp (Hierarchy) - Dễ dàng truy xuất thông tin
- Dễ dàng phân tích, dễ dàng xây dựng - Cấu trúc rõ ràng.
Hình 4. 3 Cấu trúc phân cấp
(3) Cấu trúc ô lưới (Grid)
- Tổ chức các thông tin liên quan với nhau
- Có thể gây khó hiểu với những độc giả mà họ không xác định được mối quan hệ giữa những thông tin đó.
Hình 4. 4 Cấu trúc ô lưới
(4) Cấu trúc mạng nhện (Web)
- Tự khám phá, tự do tưởng đối với độc giả nên trong nhiều trường hợp gây cảm giác rất thú vị
- Khai thác triệt để năng lực liên kết và kết hợp của website. - Khó hiểu, khó dự đoán đối với độc giả truy cập web.
Hình 4. 5 Cấu trúc mạng nhện Cấu trúc điển hình của một website bán lẻ trực tuyến
Cấu trúc điển hình của một website bán lẻ trực tuyến cung cấp khả năng tích hợp gian hàng trực tuyến, tin tức, diễn đàn và nhiều chức năng khác tạo thành một cộng đồng kinh doanh trực tuyến. Cấu trúc với các chức năng chính của một website bán lẻ trực tuyến có thể như mô tả trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Cấu trúc điển hình của một website bán lẻ trực tuyến T
T
Chức năng Mô tả
1. 1
Ngôn ngữ Việt Nam, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Nhật... theo thị trường mục tiêu 2. 2 Trang chủ Danh mục sản phẩm Các sản phẩm mới Sản phẩm khuyến mãi Sản phẩm bán chạy PTIT
Giỏ hàng
Banner quảng cáo Tin tức sự kiện Tìm kiếm… 3.
3
Giới thiệu Giới thiệu về công ty
Giới thiệu tổng quan ngành nghề - dịch vụ Các thành tựu, chứng nhận 4. Sản phẩm Sản phẩm 1 o Tên sản phẩm o Mã sản phẩm o Nhà sản xuất o Giá sản phẩm o Ảnh sản phẩm: ảnh biểu trưng + ảnh phóng to Sản phẩm 2 o …
5. Giỏ hàng Khách hàng có thể thêm, bớt sản phẩm trong giỏ hàng. Hệ thống tự động tính tổng tiền hàng trong giỏ hàng
6. Chức năng đặt hàng
Nếu khách hàng đã đăng ký thành viên thì thông tin sẽ được hiển thị ở form thông tin người mua, nếu chưa đăng ký thành viên thì hệ thống sẽ yêu cầu cung cấp để hoàn thiện đơn hàng
7. Thanh toán trực tuyến
Thông tin ngân hàng của người bán, các ngân hàng liên kết, ví điện tử, các hình thức thanh toán trực tuyến khác…
8. Quản lý đăng tin - cập nhật sản phẩm
Chương trình quản trị và cập nhật các phân hệ website: cho phép thay đổi thông tin và hình ảnh trên trang web, thay đổi kích cỡ, font chữ, màu sắc... và cho phép cập nhật các trạng thái sẵn có của hàng hóa (quản trị xuất, nhập, tồn).
9. Tin tức Giới thiệu các sự kiện nổi bật Các tin tức cập nhật
Tin quan trọng Tin trong ngành
10. Liên hệ Hiển thị các thông tin về công ty như: địa chỉ trụ sở, địa chỉ các cửa hàng off - line, số điện thoại, email…
11. Tìm kiếm thông tin
Cho phép tìm kiếm nội dung website bằng các từ khóa liên quan, hoặc tìm kiếm nâng cao theo các tiêu chí
Tìm kiếm theo mã số sản phẩm, theo tên gọi hoặc bất kỳ đặc tính nào 12. Download file Các tài liệu về quy trình kỹ thuật, giải pháp công nghệ
Các tài liệu kỹ thuật
Các tài liệu bán hàng nội bộ 13. Hệ thống phân
phối
Giới thiệu hệ thống chi nhánh, đại lý cửa hàng của công ty
14. Tư vấn và hỗ trợ Quản lý các tài khoản chăm sóc khách hàng trực tuyến, hỗ trợ Skype,
khách hàng Facebook chat, Google talk…
15. Quảng cáo Cho phép quản lý quảng cáo banner, logo trên website của một cách dễ dàng và hiệu quả
Nhà bán lẻ có thể quyết định được kích thước, vị trí liên kết và thứ tự các banner quảng cáo
16. Form liên hệ trực tuyến
Mẫu biểu trực tuyến cho phép khách hàng có thể dễ dàng gửi những đánh giá, nhận xét cũng như những yêu cầu của mình đến với doanh nghiệp.
17. Bộ đếm số người đã truy cập website
Cung cấp thông tin về số lượt người truy cập website của nhà bán lẻ