- Lan truyền (Earned media) Truyền thông lan truyền là các thảo luận tự nhiên, khi đó khách hàng trở thành kênh quảng bá của nhà bán lẻ Truyền thông lan truyển có thể được xem
CHƯƠNG 4: WEBSITE VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN BÁN LẺ TRỰC TUYẾN
4.2.2 Quản trị cơ sở dữ liệu
CSDL là cơ sở để xây dựng hệ thống trong nhiều lĩnh vực, nền tảng khác nhau, trong đó có website bán lẻ trực tuyến. CSDL hiểu đơn giản là một hệ thống để tổ chức dữ liệu. Khi có một tập dữ liệu, có thể là một tập dữ liệu giao dịch, CSDL sẽ tổ chức những dữ liệu này theo cách đã được định nghĩa trước đó.
Trong bối cảnh của các ứng dụng bán hàng, dữ liệu thường ở trong hai lĩnh vực sau: - Dữ liệu nội dung website
- Dữ liệu giao dịch
Dữ liệu nội dung
Dữ liệu nội dung website là dữ liệu về những gì nhìn thấy trên trình duyệt phía khách hàng. Đó là những dữ liệu sẽ sinh ra các trang HTML bao gồm:
- Trang nội dung
- Trang sản phẩm chi tiết
- Trang loại sản phẩm (các sản phẩm cùng loại)
Dữ liệu giao dịch
Dữ liệu giao dịch hay nói cách khác chính là kết quả của việc người dùng tương tác trên website. Nếu một website bán hàng trực tuyến mới được triển khai thì sẽ chưa có dữ liệu giao dịch. Nhưng theo thời gian, khi khách hàng mua hàng và giao dịch, dữ liệu sẽ xuất hiện và nhiều dần lên.
Ví dụ về dữ liệu giao dịch bao gồm:
- Đơn hàng của khách hàng: tên, địa chỉ, điện thoại, email, sản phẩm mua - Cập nhật kho hàng: dữ liệu xuất, nhập, tồn, hàng hết…
Cách thiết kế CSDL sẽ định nghĩa dữ liệu nào được lưu trữ, cách tổ chức dữ liệu và cách mã nguồn website có thể truy xuất dữ liệu.
CSDL với website bán lẻ trực tuyến
Mục đích chính của CSDL là lưu trữ thông tin. Khi cần thông tin về đơn hàng của khách hàng, có thể tìm ngay trong CSDL, muốn tìm thông tin về giá sản phẩm, kiểm tra trong CSDL.
Nhờ việc sử dụng CSDL, website bán hàng có thể tập trung hơn vào việc thể hiện và hành vi của dữ liệu. Kết quả của việc này là mã nguồn và logic thực hiện trong hệ thống website bán hàng sẽ dễ hiểu hơn.
Ví dụ, khi tất cả các sản phẩm đều có hình ảnh, thì ứng dụng web chỉ cần yêu cầu dữ liệu đó và hiển thị trước cho sản phẩm. Ứng dụng không cần biết có một hình, nhiều hình hay không có hình nào. Ứng dụng chỉ kỳ vọng lấy ra một url hình ảnh và hiển thị nó lên.
Vai trò của CSDL
CSDL đóng vai trò quan trọng đối với website bán hàng, cụ thể là:
Theo dõi giao dịch: Một trong những vai trò quan trọng của CSDL chính là để theo dõi và
quản lý các giao dịch. Các đơn hàng, các giao dịch giữa khách hàng với nhà bán lẻ trực tuyến sinh ra hàng ngày hàng giờ. Có rất nhiều dữ liệu liên quan để xử lý một giao dịch như đơn hàng. Một giao dịch cũng có nhiều trạng thái khác nhau, từ lúc mở ra giao dịch, chuyển qua các trạng thái đến lúc giao dịch được kết thúc. Tất cả các khâu đó đều cần được theo dõi, quản lý một cách chặt chẽ. CSDL sẽ giúp cho các giao dịch được theo dõi giám sát một cách chặt chẽ, đầy đủ, tránh được sai sót.
Tổ chức sản phẩm: Chức năng quan trọng khác của CSDL là tổ chức sản phẩm. Dựa trên
các kho khác nhau, có thể chứa hàng triệu sản phẩm với thể loại và phong cách khác nhau. Tổ chức các sản phẩm hỗn tạp đó và cho phép lựa chọn chính là một chức năng quan trọng của CSDL thương mại.
Cung cấp cấu trúc để lưu trữ dữ liệu: Cung cấp cấu trúc để lưu trữ cho khối lượng dữ liệu
khổng lồ chính là một đặc tính quan trọng của CSDL. Không quan trọng có một sản phẩm hay một triệu sản phẩm vì chúng đều được lưu trữ theo cách thức như nhau. CSDL giúp cho việc viết mã nguồn để truy cập tới dữ liệu đơn giản hơn. Ứng dụng web bán hàng không cần quan tâm đến
việc quản trị dữ liệu mà chỉ cần quan tâm đến cấu trúc của nó.
Điểm yếu của CSDL
Trong thương mại điện tử, CSDL có những điểm yếu riêng, đó là độ phức tạp và hạn chế trong khả năng phân tích.
Độ phức tạp: Nếu chỉ bán một sản phẩm thì không cần phải có, và mã nguồn cho việc đó
cũng không hề phức tạp. Nhưng nếu là hàng triệu sản phẩm mà không tổ chức CSDL là điều bất khả thi.
Vấn đề chính là chi phí để cài đặt, triển khai CSDL. Các bước cần phải thực thi đều khá phức tạp như thiết lập CSDL, quản trị CSDL, thiết lập máy chủ, xác thực phân quyền, tổ chức sơ đồ dữ liệu (schema), chuẩn hóa dữ liệu…
Phân tích dữ liệu: Một điểm hạn chế khác của CSDL cho website bán hàng là tổ chức
hướng đơn hàng. Cách tổ chức dữ liệu trong CSDL hướng theo phương án làm cho việc tạo ra và cập nhật các giao dịch dễ dàng nhất. Và không may mắn khi cách tổ chức đó lại không tốt cho việc phân tích dữ liệu.
Ví dụ, khi muốn xác định 10% khách hàng thân thiết nhất của website bán hàng, cần phải tổ chức CSDL theo phương thức khác. Do đó, việc phân tích cần phải tổ chức lại dữ liệu và làm giảm thời gian đáp ứng khi truy xuất. Đó là lý do vì sao rất nhiều CSDL lớn được sao lưu và tổ chức lại cho các ứng dụng về báo cáo và phân tích.
CÂU HỎI CHƯƠNG 4
1. Trình bày tầm quan trọng của website đối với nhà bán lẻ trực tuyến?
2. Trình bày yêu cầu về sự phù hợp, về giao diện và về điều hướng đối với một website bán lẻ trực tuyến?
3. Trình bày yêu cầu về nội dung đối với một website bán lẻ trực tuyến? Nêu một vài biện pháp để một website bán lẻ trực tuyến có thể đáp ứng tốt những yêu cầu này?
4. Trình bày nội dung cá nhân hóa đối với một website bán lẻ trực tuyến? Phân tích ý nghĩa của khả năng cá nhân hóa website đối với hành vi mua hàng của khách hàng? Nêu ví dụ minh họa?
5. Trình bày yêu cầu về kỹ thuật thiết kế website bán lẻ trực tuyến? 6. Trình bày các nguyên tắc tổ chức website bán lẻ trực tuyến?
7. Trình bày các nguyên tắc tổ chức thông tin trên website bán lẻ trực tuyến? 8. Trình bày nội dung duy trì và phát triển website bán lẻ trực tuyến?
9. Trình bày nội dung quản trị cơ sở dữ liệu đối với website bán lẻ trực tuyến?
10. Hãy chỉ ra một website bán lẻ trực tuyến mà bạn ưa thích, mô tả khái quát và đánh giá các vấn đề về thiết kế kỹ thuật, tổ chức nôi dung và trải nghiệm “bầu không khí web” mà bạn nhận được từ website đó?