Các nghiệp vụ liên quan tới hốiphiếu

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán quốc tế: Phần 1 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong (Trang 43 - 45)

a. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)

Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Hành vi pháp lý này được thể hiện bằng chữ, ngày tháng và chữ ký của người đó ở mặt trước phía trước góc trái của tờ hối phiếu sau dòng chữ " to".

Sự chấp nhận hối phiếu được ghi bằng chữ như : Xác nhận, đồng ý, chấp nhận, đồng ý trả tiền. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể nếu trên hối phiếu có ghi câu "trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký phát" thì khi chấp nhận hối phiếu bắt buộc phải ghi ngày ký phát hối phiếu vì đây là cơ sở tính ra kỳ hạn trả tiền của hối phiếu. Nếu trên hối phiếu có ghi câu trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu, sau bao nhiêu ngày lập vận đơn đường biển, sau bao nhiêu ngày giao hàng thì không nhất thiết phải ghi ngày chấp nhận hối phiếu, có nghĩa là có thể ghi hoặc không ghi ngày chấp nhận hối phiếu cũng được vì đây không phải là cơ sở tính ra kỳ hạ trả tiền.

Hối phiếu sau khi ký phát, trong một thời gian nhất định phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận. Nếu không có quy định cụ thể về thời gian thì theo quy định của ULB thời hạn xuất trình để được chấp nhận là 12 tháng.

Cần phân biệt một số khái niệm sau:

- Ngày chấp nhận hối phiếu (date of acceptance) là ngày mà người trả tiền thấy tờ hối phiếu và ký chấp nhận hối phiếu.

- Ngày xuất trình hối phiếu (date of pressentation) là ngày mà người hưởng lợi cuối cùng phải chuyển hối phiếu đến người trả tiền theo quy định là trong vòng một năm kể từ ngày ký phát hối phiếu. Nếu quá ngày đó mà hối phiếu không được xuất trình thì hối phiếu trở nên vô giá trị.

- Ngày trả tiền hối phiếu (date of payment): là ngày mà người trả tiền hối phiếu phải trả tiền cho người cầm hối phiếu.

Hối phiếu sau khi đã được chấp nhận thì rất đáng tin cậy trong thanh toán, do đó có thể chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu hoặc chiết khấu ở ngân hàng.

b. Ký hậu hối phiếu (Endorsement)

(i) Khái niệm

Ký hậu hối phiếu là thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác bằng cách người được hưởng lợi ký vào mặt sau của tờ hối phiếu theo đúng quy định và trao tờ hối phiếu cho ngưòi được chuyển nhượng. Điều này có nghĩa là khi đến hạn thanh toán người chấp nhận trả tiền không thanh toán cho người hưởng lợi hối phiếu ban đầu mà thanh toán cho người chủ mới của hối phiếu tức là người cầm hối phiếu.

Hối phiếu được chuyển nhượng bao nhiêu lần thì mặt sau của hối phiếu có bấy nhiêu dòng chuyển nhượng nếu như mặt sau không đủ chỗ thì phải lập thêm phụ lục theo quy định.

44

Chuyển nhượng phải tiến hành liên tục, khi dây chuyền chuyển nhượng bị ngắt quãng thì chuyển nhượng tiếp theo là không có giá trị.

(ii) Ý nghĩa pháp lý của việc ký hậu

+ Thừa nhận quyền hưởng lợi của người được chuyển nhượng. Người nào cầm hối phiếu trong tay thì người đó là chủ sở hữu pháp lý của hối phiếu, được chứng minh qua dây chuyền chuyển nhượng, người này được toàn quyền sở hữu và sử dụng hối phiếu đó.

+ Thông qua việc ký hậu xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền của hối phiếu được chuyển nhượng nhằm đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng kế tiếp. Nếu người trả tiền đến hạn thanh toán vì một lý do nào đó từ chối việc trả tiền thì người ký hậu phải có trách nhiệm thanh toán cho người được chuyển nhượng.

(iii) Các hình thức ký hậu

- Ký hậu để trắng (blank endorsement): Là loại ký hậu không chỉ định cụ thể người hưởng lợi kế tiếp là ai do thủ tục ký hậu mang lại. Với loại ký hậu này việc chuyển nhượng hối phiếu tiếp theo bằng cách trao tay người nào cầm hối phiếu sẽ là người hưởng lợi hối phiếu.

- Ký hậu theo lệnh (to order endorsement): là loại ký hậu chỉ định một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu, thường được ghi như sau: " Pay to ther order of MR. Bill Clinton signed" (Trả tiền theo lệnh của ông Bill Clinton), như vậy người hưởng lợi kế tiếp có thể là ông Bill Clinton hoặc là một người khác theo lệnh của ông ta. Loại ký hậu này rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.

- Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement): Là loại ký hậu chỉ định tên người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Ví dụ: " Pay to the Bill Clinton only signed" ( chỉ trả tiền cho ông Bill Clinton). Với loại ký hậu này chỉ có ông Bill Clinton mới được nhận tiền của hối phiếu và không thể tiếp tục chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.

- Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): là loại ký hậu mà người hưởng lợi kế tiếp không được quyền đòi lại tiền của người ký hậu cho mình trong trường hợp người trả tiền từ chối trả tiền.

- Ký hậu bảo lưu (Conditional endorsement): là loại ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho một người nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu đề ra.

c. Bảo lãnh hối phiếu (Aval)

Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán hối phiếu cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền.

Thông thường người bảo lãnh là một ngân hàng lớn có uy tín đứng ra bảo lãnh hối phiếu theo yêu cầu của người trả tiền. Khi bảo lãnh phải ghi chữ bảo lãnh (good as aval) vào mặt trước hoặc mặt sau của tờ hối phiếu và ký tên trên tờ hối phiếu.

Ngoài hình thức bảo lãnh trên, còn dùng hình thức bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt gọi là bảo lãnh mật. Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần bảo lãnh. Chỉ có một số người có liên quan mới được thông báo sự bảo lãnh đó và sự bảo lãnh riêng này có lợi ích cho họ.

45

Hối phiếu được bảo lãnh thì càng tin cậy dễ dàng lưu thông chuyển nhượng chiết khấu hay cầm cố ở các ngân hàng thương mại.

d. Chiết khấu hối phiếu (Discount)

Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu là nghiệp vụ của ngân hàng để tiến hành trả tiền trước cho các hối phiếu chưa đến hạn theo yêu cầu của người hưởng lợi.

Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng khấu trừ ngay một số tiền bao gồm tiền lãi chiết khấu, tiền hoa hồng và lệ phí chiết khấu, phần còn lại người xin được chiết khấu được nhận đủ sau khi đã tiến hành thủ tục chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng. Nghiệp vụ này giúp các doanh nghiệp là người hưởng lợi có tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán.

e. Kháng nghị việc không trả tiền hối phiếu (Protest for no-payment).

Khi đến hạn trả tiền mà người trả tiền hối phiếu không trả tiền, người hưởng lợi hiện hành có quyền kháng nghị nghị người trả tiền trước pháp luật. Trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày đến hạn thanh toán hối phiếu mà người trả tiền vẫn không trả tiền thì người hưởng lợi làm đơn kháng nghị với toà án kinh tế. Trong đơn ghi lại nguyên văn nội dung của tờ hối phiếu cùng với việc chấp nhận, ký hậu có bảo lãnh nếu có, lý do từ chối trả tiền. Người hưởng lợi có quyền đòi tiền bất kỳ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho mình. Có hai cách thực hiện truy đòi tiền:

- Truy đòi nhảy cách: tức là người chủ hối phiếu có quyền yêu cầu bất cứ người nào trong dây chuyền chuyển nhượng thanh toán cho mình số tiền ghi trên hối phiếu.

- Truy đòi theo thứ tự: tức là người chủ hối phiếu yêu cầu người chuyển nhượng trực tiếp cho mình phải thanh toán số tiền trên hối phiếu

Một phần của tài liệu Bài giảng Thanh toán quốc tế: Phần 1 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)