Khi tỷ giá biến động, ngân hàng Trung ương với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế có thể thực hiện thay đổi lãi suất tái chiết khấu, trên cơ sở đó làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường. Điều này có tác dụng kích thích đối với việc di chuyển vốn ngắn hạn từ nước này qua nước khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi cung và cầu ngoại hối làm cho tỷ giá được bình ổn.
- Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu đã tới lãi suất tiền gửi sẽ tăng lên, vì vậy thu hút vốn ngắn hạn chạy vào trong nước, làm tăng khả năng cung ngoại tệ, làm giảm bớt sự căng thẳng của tình hình cung đang nhỏ hơn cầu trên thị trường dẫn tới tỷ giá có xu hướng từ từ hạ xuống.
- Khi tỷ giá hối đoái giảm, ngân hàng Trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu , vì vậy lãi suất tiền gửi giảm, vốn ngoại tệ sẽ chạy ra nước ngoài, các ngân hàng trong nước bị hạn chế về vấn đề thu hút vốn do đó làm cho khả năng cung ngoại tệ trên thị trường giảm xuống, làm giảm bớt sự căng thẳng tình hình cung đang lớn hơn cầu dẫn tới tỷ giá có xu hướng từ từ tăng lên.
Tuy nhiên chính sách chiết khấu chỉ có vai trò hạn chế nhất định trong quá trình tác động đến tỷ giá hối đoái, bởi vì sự vận động vốn giữa các nước không chỉ phụ thuộc vào lãi suất mà còn phụ thuộc vào tình hình lạm phát, tốc độ mất giá của đồng tiền, tình hình biến động kinh tế chính trị của mỗi nước.