27
Phần lớn các đồng tiền chủ yếu trên thế giới đều được tính theo hệ thập phân, theo đó một đơn vị cơ bản được chia thành 100 đơn vị nhỏ. Để thuận tiện trong việc niêm yết tỷ giá, mỗi một tỷ giá được lấy 4 số lẻ sau dấu phẩy, chẳng hạn GBP/USD = 1,0992
Bằng cách tách 4 số lẻ sau dấu phẩy thành hai nhóm số, 2 số đầu gọi là “sô” (Figure), 2 số sau gọi là “điểm” (Point). Ở ví dụ trên: 09 là số; 92 là điểm. Như vậy, tỷ giá trên có thể đọc là “Bảng Anh, Đô la Mỹ bằng một, không chín, chín hai”.
Với cách đọc như trên, có thể sử dụng phân số để biểu hiện cho phần điểm, chẳng hạn 75 điểm đọc là ba phần tư; 25 điểm đọc là một phần tư. Các mẫu số có thể được chấp nhận là: 2, 4, 6, 8, 12, 16
Khi giao dịch với nhau, thông thường chỉ đọc đầy đủ tỷ giá mua, còn tỷ giá bán thì chỉ đọc điểm, chẳng hạn GBP/USD = 1,0992 -175
Trong một số trường hợp, giao dịch ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng, nhằm đảm bảo nhanh chóng và chính xác, thậm chí các tỷ giá còn không được niêm yết đầy đủ mà chỉ được niêm yết hai số lẻ cuối cùng, đặc biệt khi báo giá qua điện thoại hặc niêm yết giá trên các màn hình giao dịch.
Ngoài ra, còn có thể lấy tên thủ đô hoặc một số thành phố lớn của các nước mà ở đó là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí tiền định giá khi yết giá tại thị trường tiền tệ đó. Bên cạnh đó do tỷ giá luôn biến động nên khi nói đến tỷ giá thì phải gắn liền với thời gian và không gian cụ thể.