- Muối: Trong chế độ dinh dưỡng cho người xơ gan cũng nên lưu ý cắt
3.2.2 Thách thức về tài chính
Kể từ ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam (2004), tính đến tháng 2/2017 cả nước đã có 66 ca ghép gan (theo vnexpress ngày 18/2/2018). Trong số 66 ca đã thực hiện, có 3 trường hợp tử vong vì thải ghép cấp, chảy máu nặng. 11 trường hợp biến chứng sớm sau ghép. Hiện có 5 người đã sống trên 10 năm. “Dù bác sĩ Việt đã làm chủ được các kỹ thuật ghép gan tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn
còn một số hạn chế trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, điều trị sau ghép”, Giáo Sư Bác Sĩ Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam cho biết tiến trình ghép gan tại Việt Nam đi sau thế giới 40 năm, sau các nước trong khu vực khoảng 20 năm, nhưng cũng đã từng bước tiếp cận các kỹ thuật hiện đại ở các nước tiên tiến.
Ngoài việc có được nguồn gan cho phù hợp, thì chi phí ghép gan cũng là một vấn đề tài chính gian nan cho nhiều gia đình và người thân, ngoài chi phí trực tiếp cho cuộc phẫu thuật, còn có các loại thuốc chống thải ghép mà người bệnh phải dùng lâu dài, thông tin chi tiết bên dưới sẽ hữu ích cho bệnh nhân và người nhà khi cần tham khảo.
Những con số này được thu thập từ một số bệnh viện (Nhi Đồng 2, Chợ Rẫy, ĐH Y Dược Tp. HCM, vào thời điểm tháng 3/2019. Chi phí cho một ca ghép gan, phẫu thuật cho người hiến và người nhận, tiền viện phí và các loại thuốc liên quan, ước tính nằm trong khoảng như sau:
- Bệnh viện Nhi Đồng 2: từ 1 tỉ 200 triệu – 1 tỉ 500 triệu đồng
- Bệnh viện Chợ Rẫy: từ 1 tỉ đến 1 tỉ 500 triệu đồng
- Bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM: 1 tỉ 500 triệu – trên 2 tỉ đồng