Áp lực tĩnh mạch cửa tăng thời gian kéo dài (>15cm nước)

Một phần của tài liệu Nhận thức được các phương pháp, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh xơ gan dẫn đến phát hiện sớm bệnh để liều trị kịp thời (Trang 37 - 40)

- Đường kính tĩnh mạch cửa tăng 13mm (siêu âm )

- Nội soi ổ bụng, giãn tĩnh mạch phúc mạc, mạc treo, tĩnh mạch rốn, giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày.

- Protemáu giảm nhất là albumin, tỷ lệ A/D đảo ngược. - Nghiệm pháp BSP, nghiệm pháp lactose niệu dương tính. - Dối loạn điện giải đồ kali máu giảm, NH3 máu tăng. - Fibrinogen máu tăng >4g/l, LDH >250 đơn vị

- ALAT, ASAT tăng khi có nhiểm trùng.

- Siêu âm gan: gan nhỏ bờ không đều hình răng cưa dạng nốt, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách giãn.

2.5. Chẩn đoán xơ gan2.5.1. Chẩn đoán xác đinh 2.5.1. Chẩn đoán xác đinh

- Có các triệu chứng lâm sàng của 2 hội chứng là hội chứng hoại tử tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và có các tiêu chuẩn về cận lâm sàng.

- Bằng chứng giải phẩu bệnh là xơ gan hoại tử tế bào gan.

- Hình ảnh điển hình trên CTSCAN có cản quang hoặc cộng hưởng từ. - Sinh thiết gan là xét nghiệm quyết định trong chẩn đoán xơ gan, tìm nguyên nhân và phân loại.

2.5.2. Chấn đoán phân biệt2.5.2.1. U máu ở gan 2.5.2.1. U máu ở gan

Khối u tăng quang dần từ thì động mạch gan đến thì chậm, không có hiện tượng thoát thuốc, chụp SPECT: u máu gan với hồng cầu tự thân đánh dấu đồng vị phóng xạ có hình ảnh u máu trong gan, AFP bình thường, có thể có hoặc không nhiễm virus viêm gan B hay C.

2.5.2.2. U lành tính ở gan

Tăng sinh dạng nốt, áp xe gan, nốt vôi hóa ở gan, hình ảnh không điển hình, chủ yếu xác định nhờ MRI hoặc sinh thiết gan.

2.5.2.3 Ung thư đường mật trong gan

Tăng quang không đều, không có hiện tượng thoát thuốc, dấu ấn ung thư gan CA 19,9 tăng cao.

2.5.2.4. Di căn của các ung thư khác

Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư vú, hình ảnh tăng quang viền, các dấu ấn ung thư tương ứng tăng cao, có tổn thương nguyên phát.

2.6. Phương pháp điều trị người bệnh xơ gan2.6.1. Nguyên tắc điều trị chung 2.6.1. Nguyên tắc điều trị chung

- Hồi phục chức năng gan.

- Dự phòng biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng dịch cổ trướng, tiền hôn mê gan.

- Dự phòng tiến triển: Nâng độ xơ gan (theo Chid-Pugh), ung thư hóa.

2.6.2. Các thuốc cần sử dụng

- Rối loạn đông máu: vitamin K dùng 3 ngày nếu tỉ lệ prombin không tăng dừng sử dụng vitamin K. Truyền huyết tương tươi nếu có nguy cơ chảy máu.

- Tăng đào thải mật: ursolvan, Cholestyramin (Questran)

- Truyền albumin human nếu albumin máu giảm (Albumin < 25g/l) và có phù hoặc kèm tràn dịch các màng.

- Truyền dung dịch acid amin phân nhánh: morihepamin, aminosteril N- hepa 500 ml/ ngày.

- Vitamin nhóm B uống hoặc tiêm.

- Lợi tiểu: nếu có phù hay cổ trướng: bắt đầu bằng spironolacton 100mg/ ngày tăng dần có thể phối hợp với furosemide liều ban đầu 40mg/ ngày. Trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu giai đoạn giảm cân nên duy trì giảm đều 500g/ ngày không vượt quá 1kg/ ngày.

- Chỉ chọc tháo cổ trướng khi căng to, mỗi lần chọc có thể từ 1- 3 lít. - Thuốc lợi tiểu: kháng aldosteron, furosemid.

Kháng aldosteron liều 100- 300 mg dùng đơn độc.

Dùng két hợp lợi tiểu kháng aldosteron/furosemid liều 100mg/40mg nếu không đáp ứng có thể tăng liều cũng với tỉ lệ này sẽ hạn chế rối loạn điện giải. liều tối đa 300mg/120mg.

Khi đáp ứng có thể giảm liệu theo tỉ lệ, đáp ứng tốt furosemid nên dừng trước.

Cân nặng cho phép giảm 0,5- 1kg/ngày, số lượng nước tiểu 1500 – 2000ml/ngày.

2.6.4. Điều trị cụ thể từng loại bệnh

2.6.4.1. Đối với các người bệnh vừa được phát hiện chưa từng được điều trịbằng thuốc chống virus HBV bằng thuốc chống virus HBV

- Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai nhóm thuốc: Thuốc tiêm Peg- interferon alfa 2a, tiêm dưới da (bụng), với liều 180 µg/tuần trong 48 tuần, thuốc tiêm ưu tiên dùng cho phụ nữ trẻ muốn có con, nồng độ virus HBV DNA < 10^7 copies/ml hoặc do bệnh nhân yêu cầu.

Lựa chọn thứ hai là thuốc uống gồm Entecavir (ENT) liều 5mg/ngày, Tenofovir (TDF) liều 300mg/ngày (đâylà hai thuốc được ưu tiên hàng đầu do tỷ lệ kháng thuốc thấp), Lamivudine (LAM) liều 100mg/ngày, Telbivudine (LdT) liều 600mg/ngày, Adefovir (ADV) liều 10mg/ngày.

- Thời gian điều trị: Với người bệnh có HBsAg (+), dùng thuốc kéo dài ít nhất 12 tháng, ngưng thuốc khi HVB DNA < 10^4 copies/ml và xuất hiện HBsAg (-) hoặc xuất hiện anti-Hbe với bệnh nhân có HBsAg (-) thì thời gian điều trị sẽ khó xác định hơn vì ngừng thuốc rất dễ tái phát và có thể kéo dài đến khi mất HBsAg.

2.6.4.2. Đối với người bệnh đã điều trị bằng thuốc kháng virus nhưngkhông đáp ứng không đáp ứng

Người bệnh đã dùng thuốc Adefovif 10m/ngày và/hoặc Lamivudine 100mg/ngày mà không đáp ứng (tức là sau 6 tháng dùng Lamivudine nồng độ HBV DNA > 10^3 copies/ml hoặc sau 1 năm dùng Adefovif có nồng độ HBV DNA > 10^6 copies/ml) hoặc nồng độ virus không thay đổi hoặc tăng trên 10 lần so với trước khi uống thuốc có thể được chỉ định dùng Lamivudine kết hợp Tenofovir.

Một phần của tài liệu Nhận thức được các phương pháp, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh xơ gan dẫn đến phát hiện sớm bệnh để liều trị kịp thời (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)