Lưu giữ hồ sơ tài liệu

Một phần của tài liệu DỰ THẢO Sổ tay Quản lý Tài chính và Kế toán (Trang 46 - 58)

9 Kiểm toán

10.4 Lưu giữ hồ sơ tài liệu

Hồ sơ tài liệu liên quan đến Chương trình phải được các văn phòng Chương trình lưu giữ ít nhất trong 10 năm.

Phụ lục 1: Các văn bản được tham khảo trong quá trình thực hiện dự án tư vấn của KPMG

Tên viết tắt Tên văn bản

Luật Ngân sách Nhà nước Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng12 năm 2002.

Nghị định 60/2003/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ ban hành ngày 6 tháng 6 năm 2003, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

Nghị định 131/2006/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ ngày 9 tháng 11 năm2006, ban hành quy chế Quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA).

Nghị định 166/2007/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2007, quy định về mức lương tối thiểu chung.

Quyết định 351/TC/QĐ/CĐKT

Quyết định của Bộ Tài chính ngày 22 tháng 5 năm 1997, về việc Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Quyết định 19/2006/QĐ-BTC Quyết định của Bộ Tài chính ngày 30 tháng 3 năm 2006, về việc Ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Quyết định 61/2006/QĐ-BTC

Quyết định của Bộ Tài chính ngày 2 tháng 11 năm 2006, về việc ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tư 41/2002/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ngày 30 tháng 5 năm 2002, Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tư liên tịch

02/2003/TTLT-BKH-BTC

Thông tư liên tịch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính ban hành ngày 17 tháng 3 năm 2003, về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tư 59/2003TT-BTC Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2003, Hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP.

Thông tư 78/2004/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành tháng 8 năm 2004, về hướng dẫn quản lý việc rút vốn đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tư 79/2005/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2005, Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

Thông tư 91/2005/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2005, quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài.

Thông tư 116/2005/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2005, Hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các chương trình và dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước sau khi chương trình và dự án kết thúc.

Thông tư liên tịch

30/2006/TTLT/BTC-BNN- BTS

Thông tư liên tịch do Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thủy sản ban hành ngày 6 tháng 4 năm 2006, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

Thông tư liên tịch

93/2006/TTLT/BTC-BKHCN

Thông tư liên tịch do Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 4 tháng 10 năm 2006, Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước

Thông tư 01/2007/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 2 tháng 1 năm 2007, về việc hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

Thông tư 23/2007/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2007, Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Thông tư 33/2007/TT- BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 9 tháng 4 năm 2007, hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Thông tư liên tịch

44/2007/TTLT-BTC-BKHCN

Thông tư liên tịch do Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 2007, Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng Ngân sách Nhà nước.

Thông tư 55/2007/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2007, Hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Thông tư 64/2007/TT-BTC

Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2007, Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2008.

Thông tư 82/2007/TT-BTC Thông tư của Bộ Tài chính ban hành ngày 12 tháng 7 năm2007, Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thông tư 04/2007/TT-BKH

Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2007, về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Thông tư liên tịch 05/2007/TTLT-BNV-BTC

Thông tư liên tịch do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2007, Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01/01/2008 đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức Chính trị, tổ chức chính trị- xã hội đơn vị sự nghiệp.

Phụ lục 2: Định mức chi phí theo quy định của Chính phủ Việt Nam

Các định mức chi phí của Chính phủ có thể được điều chỉnh và sửa đổi, và đồng thời cũng khác nhau giữa các tỉnh. Bảng tóm tắt dưới đây chỉ cho mục đích tham khảo. Người sử dụng cần tham khảo thông tư mới nhất của Chính phủ để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn đầy đủ. Bảng dưới đây tóm tắt một số định mức chi phí được áp dụng cho Chương trình:

Hạng mục Văn bản quy định của

Chính phủ Các vấn đề chính Nhận xét

Lương cán bộ nhà nước Nghị định 204/2004/NĐ-CP Các cơ quan nhà nước có cán bộ được cử tham gia thực hiện các chương trình hoặc dự án chịu trách nhiệm trả lương cho các cán bộ đó (bao gồm cả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn phí).

Lương cán bộ nhà nước Nghị định 166/2007/NĐ-CP Mức lương tối thiểu áp dụng đối với viên chức Nhà nước là 540.000 đồng/người/tháng.

Phụ cấp cho cán bộ nhà nước Phụ cấp cho các cán bộ Nhà nước làm việc chuyên trách tại Ban Quản lý Dự án sẽ bằng 100% mức lương mà họ đang được hưởng cộng các khoản phụ cấp. Phụ cấp này được trả ngoài lương và các khoản phụ cấp bình thường của họ.

Phụ cấp cho các cán bộ Nhà nước làm việc bán chuyên trách cho Ban Quản lý Dự án sẽ được trả theo tỷ lệ phần trăm thời gian thực tế mà họ làm việc cho Ban Quản lý Dự án.

Các cán bộ nhà nước được trả phụ cấp từ các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại sẽ không được nhận bất kỳ khoản phụ cấp nào từ các nguồn vốn đối ứng.

Các cán bộ cấp huyện được trả không quá 200.000 đồng/người/tháng;

Các cán bộ cấp xã được trả không quá 120.000 đồng/người/tháng;

Hạng mục Văn bản quy định của

Chính phủ Các vấn đề chính Nhận xét

Lương cho các cán bộ khác Cán bộ chuyên môn: được trả lương giống như các cán bộ nhà nước có cùng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và chức vụ, cộng các khoản phụ cấp.

Nhân viên hỗ trợ được trả lương theo mức lương dành cho các nhân viên hỗ trợ làm việc tại các cơ quan nhà nước, tuy nhiên hệ số lương tối đa chỉ là 1,5.

Bảo hiểm xã hội Luật Bảo hiểm Xã hội số 71/2006/QH11

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho nhân viên sẽ được trả theo các quy định hiện hành.

Chi phí đi lại cho các chuyến đi công tác – Đi lại bằng đường hàng không

Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Các cán bộ lãnh đạo cấp cao (từ Phó Thủ tướng trở lên) được hưởng chế độ đi lại theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Các cán bộ lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, các chức danh tương đương: Hạng Thương gia hoặc Hạng C

Các chức danh cán bộ, công chức khác: Hạng phổ thông

Vé máy bay và thẻ lên máy bay được sử dụng làm chứng từ thanh toán.

Nhận xét của KPMG: cần yêu cầu cả hóa đơn bởi vì giá ghi trên vé máy bay thường cao hơn giá mua thực tế.

Chi phí đi lại cho các chuyến đi công tác – Đi lại bằng xe buýt/tầu hỏa/phà

Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Thanh toán theo giá thực tế. Vé được sử dụng làm chứng từ thanh toán.

Hạng mục Văn bản quy định của

Chính phủ Các vấn đề chính Nhận xét

Chi phí đi lại cho các chuyến đi công tác – Thuê ô tô

Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Theo hợp đồng thuê xe. Hợp đồng và hóa đơn được sử dụng làm chứng từ thanh toán.

Chi phí đi lại cho các chuyến đi công tác – sử dụng phương tiện cá nhân

Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Đối với các đối tượng cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác: phụ cấp được thanh toán theo số ki lô mét (km) thực tế x giá thuê phương tiện được áp dụng phổ biến trên thị trường. Đối với các đối tượng cán bộ không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác: phụ cấp được thanh toán tương đương với mức giá vé tàu, vé xe của tuyến đường đi công tác.

Không có quy định về chứng từ cần có.

Phụ cấp lưu trú Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Mức tối đa một người một ngày:

 Hà Nội, TP Hồ Chí Minh: 150.000 đồng

 Các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương: 140.000 đồng

 Các huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, các thành phố, thị xã thuộc tỉnh: 120.000 đồng

 Các vùng khác: 100.000 đồng

Các mức cao hơn áp dụng cho các quan chức cấp cao và các cấp khác trong trường hợp mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ.

Kế hoạch đi công tác, Giấy đi đường và hóa đơn được sử dụng làm chứng từ thanh toán.

Hạng mục Văn bản quy định của

Chính phủ Các vấn đề chính Nhận xét

Phụ cấp hàng ngày Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Mức tối đa một người một ngày:

 Đối với các chuyến đi công tác qua đêm: 80.000 đồng

 Đối với các chuyến đi công tác trong ngày, không qua đêm: 60.000 đồng

Phụ cấp bổ sung sẽ được cấp cho các cán bộ thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày một tháng.

Nhận xét của KPMG: Các mức theo quy định của cấp tỉnh hay cấp quốc gia sẽ được áp dụng khi các cán bộ cấp tỉnh đi công tác đến thành phố?

Chi phí hội nghị, hội thảo Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Chi phí hội nghị gồm: Tiền thuê hội trường tổ chức hội nghị; tiền tài liệu; tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu; tiền nước uống trong cuộc họp; chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền tàu xe cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; Các chi phí khác: Tiền làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

 Cuộc họp cấp trung ương, cấp tỉnh: 70.000 đồng

 Cuộc họp cấp huyện, thị xã: 50.000 đồng

 Cuộc họp cấp xã: 20.000 đồng Chi nước uống: 7.000 đồng/ngày/đại biểu

Hạng mục Văn bản quy định của

Chính phủ Các vấn đề chính Nhận xét

Chi phí đào tạo Thông tư số 79/2005/TT- BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 do Bộ Tài chính ban hành

Đối với các khóa đào tạo từ 10 tháng trở lên.

 Cán bộ cấp trung ương và cấp tỉnh: 4.500.000/người/khóa

 Cán bộ cấp huyện và cấp xã: 4.000.000/người/khóa

Đối với các khóa đào tạo trên 10 ngày:

 Cán bộ cấp trung ương và cấp tỉnh: 450.000/người/tháng

 Cán bộ cấp huyện và cấp xã: 400.000/người/tháng

Đối với các khóa đào tạo dưới 10 ngày:

 Cán bộ cấp trung ương và cấp tỉnh: 50% phụ cấp hàng tháng

 Cán bộ cấp huyện và cấp xã: 50% phụ cấp hàng tháng

Các mức chi thù lao giảng viên tùy theo mức độ cao cấp của giảng viên được quy định như sau:

 Giảng viên là các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh, và các chức danh tương đương: 200.000 đồng – 300.000 đồng/buổi

Nhận xét của KPMG:

Một buổi giảng được tính gồm 4 tiết, tuy nhiên không có quy định rõ một tiết là bao nhiêu thời gian.

Hạng mục Văn bản quy định của

Chính phủ Các vấn đề chính Nhận xét

 Chuyên viên cấp Vụ, Viện, các Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên viên cao cấp, trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh và tương đương: 150.000 đồng – 200.000 đồng/buổi

 Chuyên viên cấp tỉnh, Bộ, cơ quan TW; phó các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh: 100.000 đồng-150.000 đồng/buổi

 Chuyên viên cấp quận, huyện, thị xã: 70.000 đồng – 100.000 đồng/buổi

 Chuyên viên cấp xã: 30.000 đồng – 50.000 đồng/buổi

 Giảng viên nước ngoài: Theo thỏa thuận Mức phụ cấp tối đa tiền ăn, ở, sinh hoạt cho học viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng:

 Các thành phố trực thuộc trung ương: 15.000 đồng

 Các huyện và xã: 10.000 đồng

Chi phí đào tạo – Chi phí hành chính

Thông tư số 23/2007/TT- BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 do Bộ Tài chính ban hành

Xem Thông tư để biết thêm chi tiết.

Hạng mục Văn bản quy định của

Chính phủ Các vấn đề chính Nhận xét

Đào tạo tại nước ngoài Chi phí được tính dựa trên hợp đồng được ký kết với tổ chức đào tạo và được các cơ quan hữu quan phê duyệt.

Đào tạo tại nước ngoài – tiền đi lại, ăn, ở

Thông tư số 91/2005/TT- BTC ngày 18 tháng 10 năm 2005

Xem Thông tư để biết thêm chi tiết.

Chi phí chuyên gia tư vấn trong nước

Phụ lục 3: Lịch báo cáo và lập kế hoạch tài chính

Ngày Công việc thực hiện

Tháng 1

Ngày 15 tháng 2 Nộp các báo cáo tài chính cuối năm các cấp huyện, tỉnh và quốc gia. Ngày 31 tháng 3 Khóa sổ Quý 1

Ngày 20 tháng 4 Ngày 25 tháng 4

Nộp các báo cáo Quý 1 cấp huyện và cấp quốc gia. Nộp các báo cáo Quý 1 cấp tỉnh.

Ngày 31 tháng 5 Chính phủ ban hành chỉ đạo về lập ngân sách. Ngày 10 tháng 6

Một phần của tài liệu DỰ THẢO Sổ tay Quản lý Tài chính và Kế toán (Trang 46 - 58)

w