Biện pháp xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

hàng thƣơng mại

Khi một khoản vay được giải ngân, không cần biết khoản vay đó có vấn đề hay không thì các NHTM đã phải đề ra biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH xảy ra, và nếu không may tình trạng NQH xảy ra thì các NHTM sẽ phải đưa ra biện pháp để làm giảm thiểu tới mức tối đa ảnh hưởng của nó tới hoạt động tín dụng, cũng như các hoạt động khác của NH. Tùy thuộc vào mức độ của khoản nợ mà ta có cách thức xử lý cho phù hợp. Đối với các khoản NQH thông thường thì đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao, để tạo điều kiện cho khách hàng trong việc trả nợ NH có thể áp dụng các hình thức sau:

Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ phát sinh nợ quá hạn:

các NH hiện nay rất quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng để hạn chế NQH gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về mặt pháp lý khi cho khách hàng vay bất kỳ khoản vay nào, dù là lớn hay nhỏ NH thường xem xét hồ sơ vay vốn, điều kiện vay vốn và tài sản bảo đảm của khoản vay. Trong trường hợp cho vay đối với DN nhà nước, cho vay theo chỉ định của chính phủ thì xem xét khách hàng có thỏa mãn điều kiện của TCTD để được vay vốn hay không.

Ngoài ra NH còn sử dụng biện pháp phân tán rủi ro: Để tránh rủi ro, NH cần đa dạng hóa đối tượng cho vay, tránh chỉ dồn vào một số ngành nghề nhất định trong nền kinh tế, thực hiện đồng tài trợ với các khoản vay lớn mà NH không thể kiểm soát nổi, hoặc NH có thể tham gia bảo hiểm để tránh rủi ro.

Các biện pháp xử lý nợ quá hạn:

Khi khoản nợ đến hạn mà khách hàng vay không trả được, NH có thể gia hạn nợ hoặc giãn nợ, cơ cấu lại khoản nợ.

NH có thể cơ cấu lại khoản nợ cho vay bằng cách kéo dài kỳ hạn và rút bớt mức chi trả hàng tháng, hay thậm chí hủy bỏ sự trả vốn gốc trong một thời gian. NH cũng có thể giới thiệu một người cho vay dài hạn hơn hay cộng tác với một người cho vay khác và như vậy cũng sẽ giúp giảm bớt rủi ro. Để được gia hạn nợ, DN phải có đơn xin gia hạn và việc gia hạn nợ có thể thực hiện trước thời hạn đáo nợ của khoản vay. Nếu vì bất của lý do nào mà DN không xin gia hạn thì khoản vay sẽ bị chuyển sang NQH, và đương nhiên là DN sẽ phải chịu lãi suất NQH cao hơn lãi suất của khoản vay thông thường. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến NH mà còn gây ảnh hưởng xấu cho cả phía DN. Nhưng nếu sau đó DN lại có đơn xin gia hạn nợ, NH xét nếu thấy hợp lý thì khoản nợ sẽ được chuyển về khoản nợ thông thường chịu lãi suất gia hạn. Các khoản nợ kiểu này thường xảy ra đối với các DN có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với cơ chế thị trường và có khả năng điều chỉnh hoạt động kinh doanh để có thể thu hồi vốn hoàn trả khoản vay cho NH.

Trên thực tế, tất cả các khách hàng vay vốn ở các NHTM đều phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, hoặc trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ thay khách hàng vay, nếu khách hàng vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp khách hàng vay và bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đảm bảo dùng để đảm bảo nghĩa vụ tại NH sẽ được xử lý để thu hồi nợ.

Tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc theo hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Trường hợp các bên không xử lý được tài sản bảo đảm theo phương thức thỏa thuận thì NH có quyền chủ động lựa chọn áp dụng một hoặc một số trong các phương thức xử lý tài sản đảm bảo sau đây để thu hồi nợ:

+ Bán tài sản bảo đảm - tài sản bảo đảm được bán trực tiếp cho người mua.

+ Nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

+ Ủy quyền bán đấu giá tài sản cho trung tâm bán đấu giá hoặc DN bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

+ Ủy quyền hoặc giao cho tổ chức có chức năng mua bán tài sản để giao cho tổ chức có chức năng mua bán tài sản để bán

Nhận các khoản tiền, tài sản hoặc bên thứ 3 phải trả hoặc giao cho bên bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA- BTC-TCĐT của NHNN, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính về việc hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các TCTD và các quy định khác của luật có liên quan.

NH có quyền chuyển giao thu hồi nợ hoặc ủy quyền cho bên thứ 3 xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, bên thứ 3 có thể là công ty mua bán nợ AMC. Trong trường hợp khi được NH cho vay chuyển giao quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm như NH trực tiếp cho vay, nếu

được NH ủy quyền xử lý tài sản thì bên thứ 3 được quyền xử lý theo phạm vi ủy quyền.

Việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ nguyên tắc công khai, đơn giản về thủ tục, tiện lợi, nhanh chóng, đồng thời vừa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của NH, bên thế chấp, tiết kiệm chi phí.

Đối với trường hợp khách hàng vay được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng theo quy định của Chính phủ hoặc NHNN Việt Nam nếu có phát sinh chênh lệch lãi suất và tổn thất các khoản vay do nguyên nhân khách quan thì việc xử lý thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam và các Bộ, Ban ngành có liên quan.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)