Thƣơng mại ở Việt Nam
Trên thế giới và trong lịch sử, nợ xấu của các NHTM từng được xem là thuộc danh mục bí mật của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, thông tin về những con số nhạy cảm trước đây, cũng thuộc danh mục những thông tin “mật” ngày nay đã được cởi mở hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình hình kinh tế có nhiều biến động, gây ảnh hưởng không tốt đến ngành NH. Tín dụng tăng chậm, thậm chí âm, trong khi nhiều khoản nợ cũ trở thành nợ xấu, khiến lợi nhuận của một số NH đang dần bị bào mòn, kết quả kinh doanh quý II/2012 đã phần nào nói nên thực tế đó. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- (VCB) vốn được xem là có thế mạnh trong phát triển tín dụng. Thế nhưng, số liệu vừa được VCB đưa ra cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến 30/6/2012 của Ngân hàng chỉ đạt mức 2,96%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 2% đầu năm lên 3,47% vào cuối quý II (Trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên đến gần 3.900 tỷ đồng). Dù vậy, so về tốc độ tăng nợ xấu thì VCB vẫn còn còn thua xa NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Số liệu trong bản báo cáo tài chính riêng quý I của Vietinbank cho thấy, tổng số nợ xấu của Ngân hàng này đã tăng tới 139%, tức là hơn gấp đôi, từ 2.165 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 5.176,7 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng. Tăng mạnh nhất là các khoản nợ nhóm 4, từ hơn 200 tỷ lên 817 tỷ đồng, và nợ nhóm 3, từ 1.053 tỷ lên 3.358,5 tỷ đồng. Hệ quả tất yếu của sự sụt giảm chất lượng các khoản cho vay của NH này là số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng từ 2.994 tỷ đồng cuối năm trước lên 3.738 tỷ đồng.
Ở khối NHTM cổ phần tư nhân, dù số lượng nợ xấu ít hơn nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng tăng lên. NHTM cổ phần Á Châu (ACB), một trong những nhà băng có tỉ lệ nợ xấu trong năm 2011 ở mức thấp thì sau 3 tháng đầu năm cũng đã ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh chất lượng các khoản cho vay khách hàng. Cụ thể, theo thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ đề ngày 20/4/2012, tổng dự nợ cho vay khách hàng của ACB chỉ tăng chưa tới 1,8% nhưng nợ xấu lại tăng tới 38,8%, từ 873,4 tỷ đồng của cuối năm 2011, lên 1.212,5 tỷ đồng. Tại Đại hội cổ đông ngày 30/3/2012, Tổng Giám đốc ACB Lý Xuân Hải cho biết khoảng 60% nợ xấu của Ngân hàng có liên quan đến bất động sản.
Tình hình nợ xấu tăng cũng được ghi nhận ở một số ngân hàng khác như Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank (tăng 14,5%, từ 1.202,9 tỷ đồng lên 1.377,2 tỷ đồng). Nợ quá hạn của NH chiếm 4% tổng dư nợ, trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 0,87% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Vì thế, lợi nhuận trước và sau thuế của EIB chỉ tăng hơn 1,5% so với cùng kỳ. Lũy kế, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm nay của Eximbank đạt 1.857 tỷ đồng, tăng 9,9% so với 6 tháng đầu năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt 1.391 tỷ đồng.[46] Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội(SHB) (tăng 18,17%, lên 769,8 tỷ đồng). Trong đó, đáng chú ý là dù dư nợ giảm tới hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm nhưng lại ghi nhận thêm hơn 174 tỷ đồng nợ xấu. [47] . “Báo động đỏ” nợ xấu toàn ngành theo Thanh tra NH Nhà nước công bố ngày 31/3/2012 là 202.000 tỷ đồng (chiếm 8,6% dư nợ).
Từ những kết quả công bố trên của các NHTM có thể thấy, NQH của các NH đang gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của NH. Bởi vậy, pháp luật hiện nay cần phải hoàn thiện hơn nữa để hạn chế tình trạng NQH đang diễn biến khá phức tạp trong hệ thống NHTM ở Việt Nam.