Sửa đổi các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 95 - 96)

Bên cạnh việc quy định cho vay có tài sản bảo đảm như là điều kiện tiên quyết thì NH cũng nên xem xét đến khả năng sinh lời của vốn vay khi quyết định cấp Tín dụng cho khách hàng.

Pháp luật cần quy định thống nhất ở các văn bản, để tránh việc áp dụng chồng chéo giữa Bộ luật Dân sự và các văn bản chuyên ngành, cho phép NH được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD đã khắc phục được tình trạng ách tắc trong xử lý tài sản tài chính của các TCTD. Nghị định này quy định rõ: khi nợ đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với TCTD, thì tài sản làm đảm bảo tiền vay được xử lý để thu hồi nợ. Trước tiên, tài sản đảm bảo tiền vay được xử lý theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, trường hợp các bên không xử lý được tài sản đảm bảo tiền vay theo phương thức thoả thuận thì TCTD có quyền bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ hoặc chuyển giao quyền thu nợ và uỷ quyền cho bên thứ 3 xử lý tài sản đảm bảo tiền vay. Nếu tài sản đảm bảo tiền vay không xử lý được do không thoả thuận được giá bán, thì TCTD có quyền định giá tài sản để thu hồi nợ. Tiền thu được từ xử lý tài sản đảm bảo tiền vay sau khi đã trừ đi chi phí xử lý thì TCTD thu nợ theo thứ tự nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các chi phí khác (nếu có). Như vậy, NH đã chủ động hơn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên trong thực tế, việc NH lấy được tài sản Tài chính để bán thu hồi nợ đã gặp không ít khó khăn và trở ngại như bên đi vay không tự nguyện giao tài sản cho NH, thân nhân của bên thế chấp tài sản có hành vi đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của cán bộ tín dụng trong khi làm nhiệm vụ phát

mại tài sản. Để đảm bảo thực hiện được quy định trên đây thì cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.

Thừa nhận nguyên tắc xử lý nợ xấu theo hướng tối đa hóa lợi ích thu được từ tài sản bảo đảm, khi xử lý tài sản đảm bảo thì ngân hàng tiến hành kê biên, niêm phong tài sản, đảm bảo ngay từ khi khách hành vi phạm nghĩa vụ trả nợ, điều này khiến cho việc khi khai thác lợi tức từ tài sản này bị hạn chế, do vậy nên chăng Pháp luật quy định cho phép NH tiếp tục phối hợp với khách hàng vay duy trì hoạt động kinh doanh của tài sản đảm bảo, để khai thác tối đa nguồn lợi từ tài sản đảm bảo tránh cho NH và khách hàng vay đỡ bị thiệt thòi.

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, theo quy định tại Thông tư “03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-TCĐC” về xử lý tài sản bảo đảm thì việc thanh toán thu nợ được tiến hành theo thứ tự:

- Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm: Chi phí bảo quản, quản lý, định giá, quảng cáo bán tài sản…

- Thuế và các khoản phí nộp ngân sách nhà nước nếu có

- Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm giao tài sản cho ngân hàng xử lý.

Tuy nhiên, ở Điều 335 và Điều 338 Bộ Luật Dân sự 2005 lại quy định bán tài sản thế chấp, cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp, cầm cố sau khi trừ đi chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản bảo đảm, chứ không dùng số tiền thu được này để thanh toán thuế và các khoản phí nộp ngân sách nhà nước. Thực tế nhiều năm qua, nhiều trường hợp tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thu nợ nhưng NH vẫn phải nộp thuế và các khoản phí nộp ngân sách Nhà nước. Vì vậy, quy định trên cần sửa đổi theo hướng phù hợp với thực tế và quy định các văn bản Pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)