Bảo hiểm Tín dụng là một cách thức để bảo vệ hoạt động kinh doanh của các các nhân, tổ chức trước những rủi ro của việc không thanh toán khi giao dịch với điều khoản trả sau. Một khi hàng hóa được gửi đi và khách hàng chấp nhận điều kiện giao hàng, khi đó họ có nghĩa vụ phải thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, nếu bên bán không nhận được khoản thanh toán thì Công ty Bảo hiểm Tín dụng sẽ Bảo hiểm cho những rủi ro về tài chính tiềm tàng này.
Tổ chức thực hiện Bảo hiểm Tín dụng có trách nhiệm bồi thường cho các NH khi có rủi ro xảy ra theo quy định. Ngoài ra, cơ quan này còn có nhiệm vụ phối hợp với các ngành hữu quan, tổ chức các biện pháp để đề phòng, ngăn chặn hạn chế, đồng thời bù đắp khi có tổn thất xảy ra, đảm bảo an toàn cho bản thân tổ chức cũng như cho NH. Tổ chức này không bồi thường hoàn toàn giá trị bị tổn thất thực tế, mà việc bồi thường sẽ theo một tỉ
lệ nhất định tùy thuộc vào tính chất của từng loại rủi ro và mức bảo hiểm đóng góp. Thực tế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2011/ QĐ-TTg về việc triển khai thí điểm Bảo hiểm Tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) giai đoạn 2011-2013, tuy nhiên đây là một lĩnh vực còn mới và còn nhiều thách thức.
BHTDXK là loại hình bảo hiểm nhằm cung cấp bồi thường tài chính về các khoản nợ khó đòi theo các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu phát sinh do các rủi ro Thương mại hoặc rủi ro chính trị trong giao dịch Thương mại
quốc tế. Căn cứ vào Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm, BHTDXK là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các DN bảo hiểm phi nhân thọ. Theo giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính cấp cho các DN bảo hiểm, phần lớn các DN bảo hiểm được phép triển khai BHTDXK nhưng hiện mới có 03 DNBH bắt đầu triển khai BHTDXK, bao gồm: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI); Tổng
công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh); Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam). Nguyên nhân của việc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa được chào đón là do Nhà nước chưa có chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển BHTDXK, đây là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu và hỗ trợ xuất khẩu an toàn. Còn về phía thương nhân, nhận thức về vai trò của BHTDXK còn hạn chế, đặc biệt đối với các tổ chức xuất khẩu lớn, với bạn hàng lớn và có hệ số tín nhiệm tốt nên họ chủ quan cho rằng kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm thì rủi ro người mua không thanh toán hay phá sản rất thấp. Đồng thời, họ quan niệm mua BHTDXK sẽ làm tăng chi phí, dẫn đến tăng giá thành hàng hóa xuất khẩu mà chưa nhận thức được quyền lợi của mình nếu tham gia BHTDXK nên chưa hình thành thói quen và nhu cầu đối với loại hình bảo hiểm này. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu liên quan hoạt động thương mại toàn cầu, nên đòi hỏi DN triển khai BHTDXK phải có hệ thống công nghệ thông tin tốt, dữ liệu về rủi ro đa dạng đối với từng quốc gia,
từng lĩnh vực ngành hàng,.. mạng lưới giao dịch lớn trên thế giới, nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu về BHTDXK thì mới triển khai được sản phẩm BHTDXK
BHTDXK cần được phát triển theo mô hình phù hợp với chiến lược kinh tế, phương thức kinh doanh quốc tế và nguyên tắc WTO, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương mại. Cần mang tính chuyên môn cao và sự đầu tư lớn về vốn, công nghệ thông tin, nghiệp vụ đánh giá rủi ro, thu hồi nợ, giải quyết khiếu nại minh bạch, công bằng, phân tán rủi ro thông qua hoạt động tái bảo hiểm hoặc đồng
bảo hiểm. Vì vậy việc tìm kiếm sự hợp tác của các công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế hàng đầu là cần thiết đối với DN bảo hiểm của Việt Nam. Cần có khung pháp lý và tạo điều kiện cho bảo hiểm tín dụng nói chung và bảo hiểm
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Từ tình hình NQH trong hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam và thực trạng áp dụng pháp luật cho thấy công tác xử lý NQH không phải là việc làm đơn lẻ, mà nó là một chu trình tổng hợp, xen kẽ rất nhiều cách thức khác nhau. Việc xử lý NQH, đòi hỏi sự thống nhất từ việc áp dụng các quy định pháp luật tới việc thực hiện. Theo tác giả giải pháp nhằm hạn chế và xử lý NQH hiệu quả nhất hiện nay, đó là có sự phối hợp nhịp nhàng từ nhiều phía. Đối với Chính phủ, Bộ, ban, ngành và ngân hàng nhà nước nên xem xét, sửa đối các quy định về phân loại nợ theo chuẩn quốc tế để có cái nhìn chân thực và chính xác hơn về nợ quá hạn và nợ xấu, tránh tình trạng “dấu nợ”, sửa đổi các quy định về pháp luật cho vay, xây dựng và hoàn thiện các thị trường mua, bán nợ để giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro, đồng thời xem xét về lãi xuất NQH, thời gian gia hạn nợ, thời hiệu khởi kiện cũng như tiến tới việc quy định nghĩa vụ bắt buộc bảo hiểm tín dụng để bảo vệ hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Còn về phía ngân hàng thương mại cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy trình tín dụng. Vậy xử lý nợ quá hạn đòi hỏi sự thống nhất từ Pháp luật tới việc áp dụng và thi hành. Với những giải pháp đưa ra tác giả hy vọng sẽ giúp các Ngân hàng Thương mại khắc phục và xử lý tình trạng nợ quá hạn đang ngày càng tăng ở Việt Nam