Ngân sách giá cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch ngân sách tại Xí nghiệp ôtô V75 – Bộ Ngoại giao.doc.DOC (Trang 53 - 56)

2 .Qui trình xây dựng

2.1. Ngân sách cung cấp dịch vụ dự báo( ngân sách thu)

2.1.2 Ngân sách giá cung cấp dịch vụ

Giá tại xí nghiệp đợc phân thành hai loại: Một loại do Bộ Ngoại giao phê duyệt và một bộ phận do doanh nghiệp tự quyết định. Phần phê duyệt là phần tính cho giá cung cấp dịch vụ công ích, giá này không tính thuế VAT. Phần còn lại là phần giá giành cho việc kinh doanh. Công việc tính giá do phòng Kế toán – thống kê- tài chính đảm nhận.

Với giá cung cấp dịch vụ công ích, giá cả đợc tính theo phơng pháp cộng tất cả các chi phí vào giá. Doanh nghiệp sau khi xác định đợc giá thành sẽ trình với Bộ Ngoại giao phê duyệt. Sau đó mức giá này sẽ đợc dùng cho việc tính doanh thu

cung cấp dịch vụ công ích. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao không phê duyệt theo từng năm một mà thờng dùng mức giá này cho khoảng 2,3 năm. Nếu không đủ để bù đắp chi phí thì theo luật xí nghiệp sẽ đợc nhận khoản bù đắp này và đợc tính vào doanh thu cung cấp dịch vụ công ích.

Nh vậy, sẽ có hai trờng hợp xảy ra:

Nếu mức giá là phù hợp, Bộ Ngoại giao sẽ không phải bù đắp cho doanh nghiệp. Doanh thu chỉ phải tính một lần và doanh nghiệp không cần phải báo cáo xin bù đắp.

Thứ hai, nếu mức giá không phù hợp Bộ Ngoại Giao sẽ phải xem xét để bù đắp và doanh nghiệp sẽ phải báo cáo phần phải bù đắp.

Điều đó cho thấy việc tính giá và phê duyệt giá nh vậy thờng không phản ánh kịp thời diễn biến về chi phí trên thị trờng. Nếu xí nghiệp cần phải bù đắp thì cũng gặp không ít khó khăn do qui trình xin bù đắp khá là phức tạp, mất nhiều thời gian, và thủ tục hành chính …

Về phía giá cả cung cấp dịch vụ kinh doanh: giá cả không phải là sự cộng tất cả chi phí vào giá. Nhìn chung so với các doanh nghiệp dịch vụ vận tải khác mức giá trung bình cho một km vận tải không phải là cao, nhng điều khác là xí nghiệp tính giá theo ngày doanh vận. Tức khách hàng phải trả cớc phí cho cả ngày doanh vận bình quân của mác xe đó cho dù họ có dùng ít hơn đi chăng nữa. Điều đó đã làm cho V75 có giá khá cao so với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các hãng taxi. Mức giá này đợc tính riêng cho từng mác xe và theo đối tợng khách trong nớc hay quốc tế. Giá càng cao khi mác xe càng sang trọng.

Phơng pháp tính giá cho hoạt động kinh doanh nh vậy là phù hợp bởi doanh nghiệp không có ý định nhằm tới khách hàng có nhu cầu đơn giản là vận chuyển, mà là khách hàng có thu nhập cao, cần mác xe sang trọng. Giá cao không phải là vấn đề lớn đối với họ.

Riêng đối với giá cung cấp dịch vụ sửa chữa- bảo dỡng, xí nghiệp không phân biệt giá công ích và kinh doanh. Mức giá này là mức giá doanh nghiệp xác định trên cơ sở cộng tất cả các chi phí vào giá và mức giá trên thị trờng. Trung bình một BD2 có giá là 1.100.000 đồng. Mức giá này nhìn chung là không cao so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện nay tại xí nghiệp doanh thu từ hoạt

động này có xu hớng giảm là do thiết bị dùng để kinh doanh đã cũ kĩ và lạc hậu so với các doanh nghiệp khác nh Việt Nhật motor, hay các cơ sở t nhân trên thị trờng Hà Nội. Đặc biệt là do thị trờng sửa chữa- bảo dỡng cũng có thay đổi lớn, theo h- ớng mua xe và sửa chữa theo hãng. Chính vì thế u thế cạnh tranh của V75 thực sự đã giảm, chỉ còn lại thị phần là phục vụ nhu cầu trong nội bộ ngành mà thôi.

Các chi phí gián tiếp đợc phân bổ vào giá luôn đợc các nhà lập kế hoạch cố gắng phân bổ theo tỉ lệ doanh thu công ích so với doanh thu kinh doanh. Tỉ lệ này thờng là từ 70-80% với dịch vụ công ích và còn lại là kinh doanh.

Tổng hợp tất cả những tính toán ở trên, và xác định các doanh thu khác nh cung cấp lao động và bán vật t ( thờng đợc xác định theo kinh nghiệm),doanh nghiệp xác định đợc doanh thu từ cung cấp dịch vụ( Bảng 14)

**Nh vậy, nhìn chung qui trình dự toán ngân sách doanh thu cung cấp dịch vụ là khoa học. Ngân sách đợc bắt đầu với việc dự tính sản lợng vận tải, qua đó dự tính sản lợng sửa chữa- bảo dỡng, cuối cùng là doanh thu cung cấp lao động, doanh thu bán vật t, và giá cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, gần nh các con số đều dựa trên năng lực hiện có chứ không phải trên nhu cầu của khách hàng. Đây có phải chính là yếu kém của các doanh nghiệp nhà nớc, khi không thể khai thác hết tiềm năng của thị trờng?

2.2. Ngân sách chi phí lao động

Xí nghiệp tính chi phí lao động từ việc xác định số lao động theo phơng pháp định biên và định mức hao phí lao động cho một đơn vị vận tải.

Phơng pháp định biên đợc sử dụng cho việc dự tính lái xe kì kế hoạch: Ví dụ kế hoạch năm 2005:

Nlx = Ni*Akh Nlx : Số công nhân lái xe kì kế hoạch

Ni : Hệ số sử dụng lao động cho từng mác xe ( 88%) Akh: Số xe tham gia kì kế hoạch (124)

Nlx = 88% *124 = 109( ngời)

Phơng pháp định mức hao phí lao động cho một đơn vị sản lợng đợc sử dụng cho việc dự tính số công nhân sửa chữa –bảo dỡng kì kế hoạch:

N: Số công nhân cần thiết sửa chữa- bảo dỡng kì kế hoạch Dt: Định mức giờ công cho một cấp sửa chữa- bảo dỡng ( 1.055) Ni: Số cấp sửa chữa- bảo dỡng ( 30)

Qt: Số giờ công làm việc của một công nhân/ năm(=22*8*12) N= (1.055*30)/22*8*12 = 15 ( ngời)

Số công nhân lao động phục vụ chung đợc xác định theo kinh nghiệm của những nhà hoạch định ngân sách. Và số lao động cho toàn xí nghiệp là:

109 + 6 +15 = 130 ( ngời )

Sau đó trên cơ sở mức lơng của xí nghiệp, theo hệ số của từng lao động xác định đợc tổng chi phí lao động cho kì kế hoạch. Sau đó chi phí lao động này cũng đợc phân bổ theo tỉ lệ doanh thu công ích và doanh thu kinh doanh.

Nhìn chung phơng pháp sử dụng là phù hợp. Tuy nhiên, xí nghiệp nên coi ngân sách tiền lơng nh là một cách để khuyến khích tăng doanh thu. Việc có chế độ thởng theo lơng sẽ tăng khả năng tìm kiếm nhu cầu từ bên ngoài của các lái xe.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch ngân sách tại Xí nghiệp ôtô V75 – Bộ Ngoại giao.doc.DOC (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w