Tình trạng vi phạm quy hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các khu đô thị mới tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại hà nội (Trang 59 - 60)

1. 2 Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững

3.1.3.2.Tình trạng vi phạm quy hoạch và các tiêu chuẩn xây dựng

Không ít người trong nghề quy hoạch có cùng nhận xét rằng không thể nhận ra

hình hài của một khu đô thị nếu đối chiếu từ bản quy hoạch chi tiết được phê duyệt

đầu tiên với khu đô thị đã được xây dựng trên thực tế

Qua kiểm tra đợt 1 các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực tế

cho thấy, trong số 7 dự án đầu tư đã được kiểm tra (Sài Đồng (Long Biên); Cổ Nhuế

- Xuân Đỉnh (Từ Liêm); Đồng Me (Từ Liêm); Đặng Xá (Gia Lâm); Đông Nam Trần Duy Hưng (Cầu Giấy); Văn Quán - Yên Phúc (Hà Đông) và Nam Thăng Long (Tây Hồ)) đều có sự điều chỉnh so với quy hoạch ban đầu. Việc điều chỉnh quy hoạch chủ yếu tăng mật độ xây dựng, chiều cao công trình, diện tích sàn xây dựng hoặc chuyển chức năng sử dụng đất từ dịch vụ công cộng sang công trình hỗn hợp có chức năng nhà ở.

Điển hình cho hiện tượng này có thể kể đến các khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Văn Quán - Yên Phúc (Hà Đông) hay Đông Nam Trần Duy Hưng…Tại các khu đô thị này, việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện nhiều lần đã làm hạn chế mục tiêu ban đầu của dự án, làm chậm tiến độ, gây ra sự thiếu đồng bộ trong đầu tư.Đặc biệt, tại khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc, nhiều ô quy hoạch chỉ tiêu sau điều chỉnh có đột biến lớn. Ô đất ký hiệu CQ1 và CC2 có chiều cao theo

quy hoạch ban đầu từ 6 tầng, sau khi điều chỉnh đã tăng lên 27 và 36 tầng.Ô đất ký

hiệu CX2 ban đầu được xác định là cây xanh, chủ đầu tư đã xây dựng thêm công

trình công cộng như câu lạc bộ, nhà hàng với mật độ xây dựng lớn.

Không chỉ có chủ đầu tư, người sử dụng công trình thấp tầng nhà vườn,

biệt thự cũng tự ý thay đổi thiết kế,quy mô công trình, dẫn đến sự sai khác so với

quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt.

Một ví dụ khác là dự án khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, đất xây dựng nhà cao tầng gồm 7 ô, nhưng khi quy hoạch chi tiết

1/500 thì đất xây nhà cao tầng đã tăng thêm thành 9 ô, làm cho diện tích đất xây

dựng tăng thêm 5.071m2, diện tích sàn tăng thêm 56.395m2, phá vỡ quy chuẩn xây dựng.

Riêng đối với khu thấp tầng và khu xây dựng công trình hỗn hợp diện tích đất

xây dựng tăng 6.708 m2, diện tích sàn xây dựng tăng 111.312 m2, làm cho hệ số sử

dụng đất và mật độ xây dựng tăng so với quy hoạch 1/2.000 đã được UBND thành phố phê duyệt.

Hậu quả là tình trạng thiếu cây xanh diễn ra phổ biến tại các khu đô thị mới, và

vô hình chung, không gian sống của người dân vẫn chưa thật sự được cải thiện.

Ví dụ tại khu đô thị Nam Trung Yên thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mặc dù đã có hàng ngàn người dân đến sinh sống tại các tòa nhà chung cư cao tầng nhưng ở đây thật hiếm màu xanh, rác rưởi vây quanh các tòa nhà, lác đác có một số cây nhỏ được trồng nhưng phần lớn còi cọc, sống lay lắt. Hay tại khu đô thị mới Định Công

(Hà Nội), cây xanh, thảm cỏ cũng không được quan tâm. Ngay dưới chân toà nhà

Nơ14 A, Nơ 14B Định Công,là cảnh hoang tàn. Những khuôn viên đất dùng để trồng cây, trồng hoa và thảm cỏ bị bỏ hoang từ lâu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến lợi

nhuận từ việc xây nhà để bán, trong khi sự quản lý và giám sát thiếu chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khiến cho các chủ đầu tư vi phạm mà không bị phát hiện, hay khi bị phát hiện cũng chỉ bị xử lý nhẹ, không có tính chất răn đe. Một nguyên nhân nữa, theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng - Nguyễn Quốc Tuấn, cơ chế chính sách về quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng còn có những bất cập đã góp phần tạo nên tình trạng người dân tự ý xây dựng sai quy

hoạch.

Để giải quyết tình trạng này, Sở Xây dựng Hà Nội đã thành lập các đoàn kiểm

tra, tiến hành kiểm tra tình hình xây dựng tại các khu đô thị mới, xử phạt các trường

hợp vi phạm. Tuy nhiên hình phạt áp dụng cho các trường hợp vi phạm mới chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở, chưa thật sự quyết liệt khiến tình trạng vi phạm vẫn

còn tái diễn ở nhiều khu đô thị khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các khu đô thị mới tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại hà nội (Trang 59 - 60)