1. 2 Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững
5.4. Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển bền vững các khu đô thị mớ
Sau khi tiến hành điều tra các khu ĐTM (Trung Hòa Nhân Chính, Nam Trung
Yên, Linh Đàm, Định Công, Đại Kim), nhóm đề tài rút ra được những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các khu ĐTM
Kinh tế
Các khu ĐTM tập trung lượng dân số cao, các tòa nhà được xây dựng trong
khu vực không chỉ thỏa mãn nhu cầu nhà ở mà còn phục vụ nhu cầu thuê tòa nhà
làm văn phòng, các cơ sở kinh doanh, sức lan tỏa của khu đô thị có tầm ảnh hưởng lớn. Với những yếu tố thuận lợi này thì việc phát triển kinh tế trong khu vực là tất yếu. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, ban quản lý khu đô thị nên có quy hoạch hợp lý
các khu làm việc vui chơi giải trí, văn phòng làm việc, khu chợ hợp lý thuận tiện
cho việc đi lại, đồng thời khuyến khích phát triển các dịch vụ cung cấp tư nhân để
nâng cao hiệu quả và chất lượng, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu đô
thị nói riêng và khu vực nói chung.
Chất lượng môi trường
-Trong khu đô thị, người dân chủ yếu sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ
yếu là xe máy, ô tô dẫn đến phát sinh ra lượng bụi, lượng khói xăng khá là lớn. Để
nâng cao chất lượng môi trường trong khu ĐTM, chúng ta có thể học theo mô hình
đô thị mật độ cao được hài hòa các tổ chức không gian mở, đi bộ xen kẽ dải cây
xanh (Singapore và Hồng Kông là ví dụ tốt cho xu hướng đô thị tiết kiệm đất theo
dạng này).
- Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải “Cần sớm xây dựng hệ thống thu
gom nước thải riêng dẫn đến các nhà máy. Lúc đó sông Tô Lịch, Kim Ngưu chỉ làm nhiệm vụ tiêu thoát nước mưa và một phần nước thải thì mới giảm được ô nhiễm”- đại diện Sở Xây dựng nói.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, nhiều quy định về khu đô thị còn
lỏng lẻo, xa rời thực tế.Ví dụ như quy định những khu nhà có tầng hầm cao 10 m trở
lên mới phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy cần nâng cao các
mức phạt, xử lý hành chính với các chủ đầu tư vi phạm việc sử dụng sai khu tầng hầm cho các mục đích khác mục đích xử lý nước thải, tránh tình trạng các chủ đầu tư lựa chọn phương án nộp phạt để thực hiện các mục đích khác mang lại lợi nhuận
Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải thành hệ thống xử lý nước thải sử dụng các bồn chứa thực vật và các sinh vật khác để làm sạch, nước tái chế sử dụng cho quá
trình tưới cây, làm vườn, tạo cảnh quan
Thu thập nước mưa,tiến hành xử lý lọc và sử dụng hợp lý có bảo tồn các hệ
thống nước ao hồ, nước ngầm.
-Cải tạo hệ thống cấp thoát nước, giảm thiểu tình trạng ngập úng khi có mưa lũ bằng cách xây dựng có quy hoạch các khu đô thị sao cho các khu này không bị thấp hơn so với khu vực khác, tạo độ dốc để nước thoát, thường xuyên trùng tu, cải tạo hệ thống thoát nước đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.
-Quản lý chất thải: quản lý chất thải nên được bắt đầu từ giai đoạn sản xuất và
phân phối của hoạt động kinh tế thông qua tái sử dụng và tái chế (Tái sử dụng)
những thứ như kim loại, thủy tinh, giấy, nhựa, dệt may, hữu cơ chất thải và nước sẽ
làm giảm nhu cầu năng lượng, nguyên liệu, phân bón và nguồn nước ngọt
(Pinderhughes, 2008)
Tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại, bảo đảm thu gom 100% rác thải, triển khai rộng rãi công
tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho
thu gom và xử lý chất thải đô thị; đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu huỷ chất thải
rắn theo đúng phương thức hợp vệ sinh.
- Đầu tư và sắp xếp hợp lý các thùng rác công cộng, có thể dùng quỹ tổ dân phố hoặc kêu gọi các tổ chức, các hội, các cá nhân ủng hộ
- Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý xây dựng, giao thông, điện, nước, thông tin ... trong việc xây dựng, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật đô thị để tránh
tình trạng nay lấp mai đào đường, vừa lãng phí tiền của, vừa làm cho đường xá luôn
bẩn thỉu, bụi bậm, giữ gìn vệsinh môi trường ởđường phố.
- Tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu
đô thị mới như: Định Công, Linh Đàm... Sự ra tăng đột biến của các phương tiện giao thông cũng như lưu thông của các xe tải nặng qua khu vực này đã làm cho
đường sá bị hư hỏng nặng, các hoạt động giao thông ở đây bị xáo trộn. Cải tạo hệ
thống giao thông, đặc biệt là các nút giao thông để giảm thiểu tai nạn và tắc nghẽn giao thông, phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe ôtô cá nhân và xe máy,
kiểm soát chặt chẽ chất lượng xe về mặt môi trường để giảm thiểu ô nhiễm không
khí và tiếng ồn do giao thông gây ra.
-Giáo dục: xây dựng các trường công để phục vụ cho nhu cầu học tập trong khu đô thị, tăng cường xây dựng các trường học đảm bảo chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng, giá cả hợp lý. Kiến nghị đưa ra của nhóm đó là với mức dân số trẻ gia tăng,
nên có 1 nhà trẻ trong một khu tập trung nhà chung cư, với phạm vi ba tòa.
-Hoàn thành việc xây dựng các trung tâm cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe
-Mở rộng phạm vi, số lượng các chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Các cửa hàng tạp hóa nhỏ trong các tòa nhà chung cư nên đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm phục vụ nhu cầu người dân trong khu. Kinh doanh cửa hàng quần áo, hàng ăn tại tầng 1 các tòa nhà vừa mang lại lợi nhuận, vừa đảm bảo sự tiện lợi cho người dân
-Về cung cấp sản phẩm của hệ thống viễn thông, nên đa dạng hóa sản phẩm hơn hoặc xóa bổ độc quyền cung cấp để người dân có thể lựa chọn một nhà cung cấp phù hợp với điều kiện kinh tế, sở thích.
-Xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, đặc biệt có sân chơi cho trẻ em, nơi
tập thể dục cho người già, kiến nghị đưa ra là cứ 3 nhà chung cư thì nên có một
không gian tập trung nghỉ ngơi (theo thiết kế của khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm);
xây dựng công viên ở điểm đầu, cuối và giữa của các khu đô thị; đảm bảo cung cấp
dịch vụ như các bể bơi, câu lạc bộ, phòng tập thể thao, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; nâng cao chất lượng dịch vụ sửa chữa bảo trì các tiện ích công cộng trong khu đô thị; đặc biệt sự thiếu trầm trọng các bãi đỗ xe trong khu đô thị cần chấm dứt.
-Thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình công cộng trong khu đô thị một cách thường xuyên và hợp lý, tránh tình trạng để dở dang, không quy hoạch,
gây phát sinh bụi, tiếng ồn…
-Đảm bảo tiếng nói người dân được quan tâm, nâng cao vai trò quản lý của người dân với khu đô thị, để người dân trong khu đô thị được làm chủ. Người dân trong khu đô thị có thể bầu ra những nhóm quản lý đại diện cho tiếng nói của họ
theo khu nhà, theo lô. Những người đại diện này sẽ tiến hành thu phí và chịu trách
nhiệm quản lý, sử dụng số tiền thu được cho hoạt động chung (sửa chữa các cơ sở hạ tầng, tiện ích công công, xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ)
-Thiết lập ban quản trị đô thị tốt, cùng với sự tham gia giám sát của các cơ quan nhà nước đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ tốt, kịp thời tới người dân
-Một bất cập khác là ở trong các chung cư cũng như nhiều toà nhà cao tầng
hiện nay, lối thoát hiểm chưa được quan tâm đúng mức, không có hoặc có nhưng
không đúng tiêu chuẩn. Có nơi cửa thoát hiểm còn bị bịt lại làm lối đi riêng của siêu thị, nhà hàng ở tầng 1, hoặc có cửa thoát hiểm nhưng lúc mở lúc khoá. Theo các
chuyên gia về giám định chất lượng công trình, thì hiện nay, hệ thống cầu thang
thoát hiểm, hệ thống báo cháy, phòng cháy tại các toà nhà cao tầng cần phải thẩm
định kiểm tra kỹ lưỡng. Mà chuẩn xác nhất là các cầu thang thoát hiểm phải nằm
bên ngoài toà nhà, vì lối thoát hiểm ởbên trong toà nhà như một cầu thang bộ bình
thường thì sự cố xảy ra cũng không thể thoát hiểm trong gang tấc. Vì vậy, những
nhà thiết kế công trình nên có những suy nghĩ thấu đáo đểđảm bảo an toàn tiện lợi
nhất cho những người sống và làm việc trong những khu chung cư cao tầng đang
mọc lên tầng tầng lớp lớp như hiện nay.
-Tăng cường các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, giáo dục người dân ý thức bảo vệ môi trường:
- Phổ biến kiến thức về tác hại của các khí thải độc hại từ đốt thanvà đốt dầu đối với sức khoẻ cộng đồng và thiết bị dùng trong nhà.
-Tổ chức, phát triển phong trào vệ sinh đường phố, không vứt rác, vứt chất bẩn ra đường, quét dọn vỉa hè sạch đẹp, tự giác tham gia thu gom và phân loại chất thải từ nguồn.
-Huy động toàn dân tham gia bằng nhân lực và tài lực của mình thực hiện các chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh và vệ sinh chăn nuôi gia cầm, gia súc.
-Huy động nhân dân tham gia trồng cây, bảo tồn đa dạng sinh học.
-Huy động cộng đồng có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội và tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động.
-Vận động nhân dân tự nguyện tham gia các phong trào BVMT, thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Việc để người dân trong khu vực tham gia bảo vệ môi trường có thể học tập
kinh nghiệm của Indonexia, khi thành lập đội quân vàng gồm những người có thu
nhập thấp, thực hiện công tác vệ sinh môi trường hỗ trợ cho công nhân vệ sinh được
5.5. Một số kiến nghị
Phát triển các khu đô thị mới là vấn đề phức tạp, để thực hiện tốt việc
này,nhóm có một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
sau:
Thứ nhất, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản huy động vốn đầu
tư xây dựng khu đô thị mới.
Chúng ta đều biết rằng vốn đầu tư cho tạo lập một khu đô thị mới là rất lớn, hầu hết các doanh nghiệp đầutư chỉ có thể đáp ứng một phần,phần còn lại được huy động từ các nguồn bên ngoài.
Tình trạng thiếu vốn cũng là một trong những nguyên nhân thiếu nguồn cung
khu đô thị mới.Do đó, việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sẽ góp phần tăng nguồn cung cũng như bổ sung nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong các khu đô thị mới.
Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách tiền tệ như ưu tiên cho vay đầu tư bất động sản, hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay cho đầu tư tạo lập bất động sản nói chung, và tạo lập khu đô thị mới nói riêng.
Ngoài ra, nhà nước còn có thể hỗ trợ bằng cách ban hành các quy định thông thoáng hơn trong việc huy động vốn của các doanh nghiệp.Ví dụ như Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Nhà ở, cho phép doanh nghiệp huy động vốn bằng cách bán 20% tổng số lượng sản phẩm xây dựng không qua sàn giao dịch.
Thứ hai, ban hành các tiêu chuẩn cụ thể trong việc xây dựng các khu đô thị.
Xây dựng khung xử phạt hợp lý đối với các chủ đầu tư không thực hiện theo đúng
bản quy hoạch trong quá trình xây dựng khu đô thị. Khung hình phạt này phải quy định chặt chẽ hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy hoạch. Các hình thức xử phạt phải đủ mạnh để răn đe các chủ đầu tư có ý định làm sai thiết kế.
Đồng thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan nên thành lập một đội giám sát. Đội này có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, phát hiện các sai phạm của chủ đầu tư.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng và phát triển các khu đô thị mới với khu dân cư gắn liền với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ là một xu hướng tất yếu cuảcác đô thị hiện đại, trong đó có Thủ đô Hà Nội.Đó cũng là chủ trương của Đảng, Chính phủ được Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội tập trung thực hiện.
Những ưu điểm của các khu đô thị mới tên địa bàn Thủ đô là không thể phủ
nhận,nó đã góp phần tích cự trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở và cải thiện không
gian sống của người dân
Tuy nhiên, với một đất nước đang phát triển, kinh nghiệm trong lĩnh vực quy
hoạch, quản lý còn han chế như Việt Nam thì những thiếu sót là điều không thể
tránh khỏi. Thực tế cho thấy tại các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố còn tồn
tại rất nhiều han chế từ khâu thiết kế đến xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. tình trạng này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới bộ mặt đô thị, và cuộc sống của người dân.Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước với chủ đầu tư và người dân.Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng với sự hợp tác này, các khu đô thị mới của Thủ đô sẽ phát triển hoàn thiện hơn, đáp ứng được kỳ vọng của người dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Bộ chỉ tiêu PTĐTBV-Viện quy hoạch Đô thị-Nông thôn-Bộ Xây dựng-Dự
án VIE 01/021
02.Nguyễn Hữu Đoàn-Luận văn Tiến Sĩ:Vận dụng phương pháp phân tích đa
tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát
triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ.
03. Nguyễn Thế Nghĩa, Tôn Nữ Quỳnh Trân (Chủ biên) (2002)-Phát triển đô
thị bền vững, NXB Khoa học Xã hội, TP Hồ Chí Minh.
04. Đào Hoàng Tuấn (Chủ biên) (2008)-Phát triển bền vững đô thị:Những vần
05.Trang Web : http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:7uz6DxwNfrgJ:www.agro.gov. vn/images/2007/03/Dinh%2520huong%2520chien%2520luoc%2520pt%2520 do%2520thi80052.pdf+PT%C4%90TBV&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADG EESh2zZ6KrLPwqe7vEnWB3bb2ZLhED88LpuEJThRR7XMlZy5sWHs6Cqjw mBzSHs5gC2dnd0nwvmIchhAbzjyBIvy9aqLRm8GLGfvtNkxmFs10AYu2ZPbE pVNJwsZ4gCwLD- UTwXuR&sig=AHIEtbQE4lW1rnrZNcwWT1T2LkFQ_GDSFw http://archive.rec.org/REC/Programs/Sustainablecities/ http://mag.ashui.com/
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phạm vi điều tra các khu đô thị mới tại Hà Nội
Ghi chú:Các đô thị mới trong phạm vi điều tra thuộc hình chữ nhật mầu đậm gồm: Định Công, Đại Kim, Linh Đàm, Trung Hòa Nhân Chính, Nam Trung Yên.
Ghi chú: Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI
Bảng hỏi Q1
(Dành cho người dân sinh sống tại các khu đô thị mới của Hà Nội)
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI
Địa điểm phỏng vấn:
... Thời gian:...giờ...phút, ngày ... tháng...năm 2011
Người lập phiếu (điều tra viên): ...
Phiếu hỏi này nhằm đánh giá cuộc sống của dân sinh và mức độ phát triển
bền vững tại các khu đô thị mới của Hà Nội về kinh tế, an sinh xã hội, chất lượng