Phương hướng phát triển đô thị bền vững

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các khu đô thị mới tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại hà nội (Trang 86)

1. 2 Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững

5.2.Phương hướng phát triển đô thị bền vững

* Dự báo xu hướng phát triển các khu đô thị mới tại Hà Nội

Một xu hướng phát triển khu đô thị mới ở Hà Nội hiện nay là hình thành các khu đô thị kiểu mẫu

Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư hướng dẫn về việc đánh giá, công nhận thế

nào là một khu đô thị kiểu mẫu.Theo thông tư ban hành thì một KĐT kiểu mẫu phải

có các tiêu chí sau:

Diện tích phải rộng từ 50ha trở lên. Nếu là KĐT cải tạo từ đô thị cũ thì phải rộng từ 20ha trở lên.

Dân cư của các KĐT từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương với 1.000 căn hộ.

KĐT bao gồm các nhà cao tầng, nhà chung cư, biệt thự

Tỷ lệ xây dựng hạ tầng kỹ thuật phải lấp đầy hơn 70% diện tích và phải đạt 100% lượng cư dân đến ở.

Đảm bảo sự tiếp cận sử dụng các công trình hạ tầng công cộng, dịch vụ chung đối với người khuyết tật

Hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của khu đô thị và riêng đối với công trình.

Tỷ lệ đất giao thông, chỗ để xe tính theo người, độ rộng vỉa hè phù hợp quy chuẩn quy hoạch xây dựng.

Khoảng cách tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng từ nơi ở, làm việc không quá 500 m.

Tiêu chuẩn cấp nước tại các khu đô thị kiểu mẫu phải từ 150 lít/người/ngày trở

lên. Chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Áp lực nước trong hệ thống

đường ống tại điểm bất lợi nhất phải đạt tối thiểu là 10 m cột nước, đảm bảo liên tục

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp… Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 100%, có phân loại tại nguồn, xử lý thu gom rác độc

hại…

Tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7 m2/người trở lên. Đảm bảo sự phù hợp về cây

xanh chức năng, cây xanh đường phố; đảm bảo mỹ quan.

Hệ thống chiếu sáng đủ 100% tại khu vực dân cư và khu vực công cộng đảm bảo độ rọi theo tiêu chuẩn, tạo cảnh quan đẹp, tiết kiệm, an toàn.

Hệ thống thông tin liên lạc (truyền hình cáp, điện thoại, Internet ...) đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị hiện đại.

Các công trình hạ tầng xã hội như khu hành chính, thương mại, dịch vụ,

trường học các cấp, bệnh viện, nhà văn hoá, các công trình thể thao phù hợp đúng

theo quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp quy chuẩn,

tiêu chuẩn về số lượng, quy mô diện tích.

Đây được coi là xu hướng tất yếu trong bối cảnh các khu đô thị hiện có còn tồn tại quá nhiều bất cập.Việc ban hành tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu cũng là một biện pháp ngăn chặn các sai phạm xây dựng của các chủ đầu tư, và rõ ràng khi đó cuộc sống của người dân mới thật sự được cả thiện.

Một xu hướng khác đang hình thành trong việc phát triển khu đô thị mới ở Việt Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng là xây dựng khu đô thị sinh thái.

Như đã phân tích ở trên, khi phát triển các dự án đô thị nhiều chủ đầu tư đã tận dụng tối đa quỹ đất, nên mật độ xây dựng cao, không gian xanh ngày càng bị thu hẹp và trở thành món đầu tư xa xỉ. Vì vậy mà không gian sống của người dân không hề được cải thiện như mục tiêu ban đầu khi phát triển các khu đô thị mới.

Nhận thức được thực trạng trên, một xu hướng mới hình thành ở các chủ đầu tư là xây dựng khu đô thị sinh thái

Thống kê về bất động sản cho thấy, trong tổng số 145 dự án khu đô thị đang và sẽ thực hiện tại Việt Nam, có gần 30 dự án tham gia với hình thức sinh thái. Nổi bật nhất ở khu vực phía Nam là Đồng Nai vì từ đầu năm 2009 đến nay, tỉnh có ít nhất 6 khu đô thị sinh thái được giới thiệu như Khu đô thị sinh thái Long Hưng, Cù (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lao Tân Vạn, Giang Điền, Sơn Tiên, Hoa Sen, Đại Phước… Tỉnh Bình Dương đặc

biệt nổi lên dự án Ecolakes. Còn Bà Rịa - Vũng Tàu, nhờ lợi thế giáp biển, đã có sự bứt phá với 14 dự án sinh thái.

Các doanh nghiệp phía Bắc cũng nhanh chóng nắm bắt xu thế mới của thị

mô gần 500 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 6 tỉ USD. Ngoài Ecopark, phía Bắc còn

có khoảng 20 dự án khác thuộc loại hình này.

Không thể phủ nhận xây dựng khu đô thị sinh thái là hoàn toàn hợp lý trong

bối cảnh các khu đô thị mới chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân.Tuy nhiên,

các chủ đầu tư cần tình toán kỹ khi đầu tư vào loại hình bất động sản này, bởi mỗi

khu đô thị sinh thái cần diện tích rất lớn, điều gần như không thể có tại các khu vực gần trung tâm thành phố, và một thực tế các khu đô thị sinh thái hiện có đa phần chỉ để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân hơn là nhu cầu nhà ở.

5.3. Các mục tiêu phát triển bền vững các khu đô thị mới của Hà Nội trong thời gian tới

Mục tiêu chung của việc phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội là quy hoạch khu đô thị mới đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu nhà

ở và nhu cầu cải thiện không gian sống của người dân, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để

khắc phục những bất cập đang tồn tại.

Mục tiêu cụ thể trong thời gian tới là phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cụ thể sau:

Đảm bảo mật độ xây dựng trong khu đô thị không vượt quá 40%. Diện tích nhà ở bình quân trong khu đô thị là 14- 15m2 sàn/người. Diện tích cây xanh bình quân đạt 7 – 8m2/người.

Đất công trình công cộng từ 3 đến 3,5 m2/người bao gồm nhà trẻ mẫu giáo, trường tiểu học…

Đất giao thông nội bộ, bãi xe phải đạt 5-6 m2/người.

Tiêu chuẩn cấp nước 200 lít/người mỗi ngày đêm.

Tiêu chuẩn thoát nước 200 lít/người/ngày đêm.

5.4. Các giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển bền vững các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội mới trên địa bàn Hà Nội

Sau khi tiến hành điều tra các khu ĐTM (Trung Hòa Nhân Chính, Nam Trung

Yên, Linh Đàm, Định Công, Đại Kim), nhóm đề tài rút ra được những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các khu ĐTM

Kinh tế

Các khu ĐTM tập trung lượng dân số cao, các tòa nhà được xây dựng trong

khu vực không chỉ thỏa mãn nhu cầu nhà ở mà còn phục vụ nhu cầu thuê tòa nhà

làm văn phòng, các cơ sở kinh doanh, sức lan tỏa của khu đô thị có tầm ảnh hưởng lớn. Với những yếu tố thuận lợi này thì việc phát triển kinh tế trong khu vực là tất yếu. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, ban quản lý khu đô thị nên có quy hoạch hợp lý

các khu làm việc vui chơi giải trí, văn phòng làm việc, khu chợ hợp lý thuận tiện

cho việc đi lại, đồng thời khuyến khích phát triển các dịch vụ cung cấp tư nhân để

nâng cao hiệu quả và chất lượng, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu đô

thị nói riêng và khu vực nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng môi trường

-Trong khu đô thị, người dân chủ yếu sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ

yếu là xe máy, ô tô dẫn đến phát sinh ra lượng bụi, lượng khói xăng khá là lớn. Để

nâng cao chất lượng môi trường trong khu ĐTM, chúng ta có thể học theo mô hình

đô thị mật độ cao được hài hòa các tổ chức không gian mở, đi bộ xen kẽ dải cây

xanh (Singapore và Hồng Kông là ví dụ tốt cho xu hướng đô thị tiết kiệm đất theo

dạng này).

- Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải “Cần sớm xây dựng hệ thống thu

gom nước thải riêng dẫn đến các nhà máy. Lúc đó sông Tô Lịch, Kim Ngưu chỉ làm nhiệm vụ tiêu thoát nước mưa và một phần nước thải thì mới giảm được ô nhiễm”- đại diện Sở Xây dựng nói.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, nhiều quy định về khu đô thị còn

lỏng lẻo, xa rời thực tế.Ví dụ như quy định những khu nhà có tầng hầm cao 10 m trở

lên mới phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy cần nâng cao các

mức phạt, xử lý hành chính với các chủ đầu tư vi phạm việc sử dụng sai khu tầng hầm cho các mục đích khác mục đích xử lý nước thải, tránh tình trạng các chủ đầu tư lựa chọn phương án nộp phạt để thực hiện các mục đích khác mang lại lợi nhuận

Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải thành hệ thống xử lý nước thải sử dụng các bồn chứa thực vật và các sinh vật khác để làm sạch, nước tái chế sử dụng cho quá

trình tưới cây, làm vườn, tạo cảnh quan

Thu thập nước mưa,tiến hành xử lý lọc và sử dụng hợp lý có bảo tồn các hệ

thống nước ao hồ, nước ngầm.

-Cải tạo hệ thống cấp thoát nước, giảm thiểu tình trạng ngập úng khi có mưa lũ bằng cách xây dựng có quy hoạch các khu đô thị sao cho các khu này không bị thấp hơn so với khu vực khác, tạo độ dốc để nước thoát, thường xuyên trùng tu, cải tạo hệ thống thoát nước đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.

-Quản lý chất thải: quản lý chất thải nên được bắt đầu từ giai đoạn sản xuất và

phân phối của hoạt động kinh tế thông qua tái sử dụng và tái chế (Tái sử dụng)

những thứ như kim loại, thủy tinh, giấy, nhựa, dệt may, hữu cơ chất thải và nước sẽ

làm giảm nhu cầu năng lượng, nguyên liệu, phân bón và nguồn nước ngọt

(Pinderhughes, 2008)

Tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại, bảo đảm thu gom 100% rác thải, triển khai rộng rãi công

tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho

thu gom và xử lý chất thải đô thị; đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu huỷ chất thải

rắn theo đúng phương thức hợp vệ sinh.

- Đầu tư và sắp xếp hợp lý các thùng rác công cộng, có thể dùng quỹ tổ dân phố hoặc kêu gọi các tổ chức, các hội, các cá nhân ủng hộ

- Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý xây dựng, giao thông, điện, nước, thông tin ... trong việc xây dựng, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật đô thị để tránh

tình trạng nay lấp mai đào đường, vừa lãng phí tiền của, vừa làm cho đường xá luôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bẩn thỉu, bụi bậm, giữ gìn vệsinh môi trường ởđường phố.

- Tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu

đô thị mới như: Định Công, Linh Đàm... Sự ra tăng đột biến của các phương tiện giao thông cũng như lưu thông của các xe tải nặng qua khu vực này đã làm cho

đường sá bị hư hỏng nặng, các hoạt động giao thông ở đây bị xáo trộn. Cải tạo hệ

thống giao thông, đặc biệt là các nút giao thông để giảm thiểu tai nạn và tắc nghẽn giao thông, phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe ôtô cá nhân và xe máy,

kiểm soát chặt chẽ chất lượng xe về mặt môi trường để giảm thiểu ô nhiễm không

khí và tiếng ồn do giao thông gây ra.

-Giáo dục: xây dựng các trường công để phục vụ cho nhu cầu học tập trong khu đô thị, tăng cường xây dựng các trường học đảm bảo chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng, giá cả hợp lý. Kiến nghị đưa ra của nhóm đó là với mức dân số trẻ gia tăng,

nên có 1 nhà trẻ trong một khu tập trung nhà chung cư, với phạm vi ba tòa.

-Hoàn thành việc xây dựng các trung tâm cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe

-Mở rộng phạm vi, số lượng các chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Các cửa hàng tạp hóa nhỏ trong các tòa nhà chung cư nên đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm phục vụ nhu cầu người dân trong khu. Kinh doanh cửa hàng quần áo, hàng ăn tại tầng 1 các tòa nhà vừa mang lại lợi nhuận, vừa đảm bảo sự tiện lợi cho người dân

-Về cung cấp sản phẩm của hệ thống viễn thông, nên đa dạng hóa sản phẩm hơn hoặc xóa bổ độc quyền cung cấp để người dân có thể lựa chọn một nhà cung cấp phù hợp với điều kiện kinh tế, sở thích.

-Xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, đặc biệt có sân chơi cho trẻ em, nơi

tập thể dục cho người già, kiến nghị đưa ra là cứ 3 nhà chung cư thì nên có một

không gian tập trung nghỉ ngơi (theo thiết kế của khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm);

xây dựng công viên ở điểm đầu, cuối và giữa của các khu đô thị; đảm bảo cung cấp

dịch vụ như các bể bơi, câu lạc bộ, phòng tập thể thao, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; nâng cao chất lượng dịch vụ sửa chữa bảo trì các tiện ích công cộng trong khu đô thị; đặc biệt sự thiếu trầm trọng các bãi đỗ xe trong khu đô thị cần chấm dứt.

-Thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình công cộng trong khu đô thị một cách thường xuyên và hợp lý, tránh tình trạng để dở dang, không quy hoạch,

gây phát sinh bụi, tiếng ồn…

-Đảm bảo tiếng nói người dân được quan tâm, nâng cao vai trò quản lý của người dân với khu đô thị, để người dân trong khu đô thị được làm chủ. Người dân trong khu đô thị có thể bầu ra những nhóm quản lý đại diện cho tiếng nói của họ

theo khu nhà, theo lô. Những người đại diện này sẽ tiến hành thu phí và chịu trách

nhiệm quản lý, sử dụng số tiền thu được cho hoạt động chung (sửa chữa các cơ sở hạ tầng, tiện ích công công, xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ)

-Thiết lập ban quản trị đô thị tốt, cùng với sự tham gia giám sát của các cơ quan nhà nước đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ tốt, kịp thời tới người dân

-Một bất cập khác là ở trong các chung cư cũng như nhiều toà nhà cao tầng

hiện nay, lối thoát hiểm chưa được quan tâm đúng mức, không có hoặc có nhưng

không đúng tiêu chuẩn. Có nơi cửa thoát hiểm còn bị bịt lại làm lối đi riêng của siêu thị, nhà hàng ở tầng 1, hoặc có cửa thoát hiểm nhưng lúc mở lúc khoá. Theo các

chuyên gia về giám định chất lượng công trình, thì hiện nay, hệ thống cầu thang

thoát hiểm, hệ thống báo cháy, phòng cháy tại các toà nhà cao tầng cần phải thẩm

định kiểm tra kỹ lưỡng. Mà chuẩn xác nhất là các cầu thang thoát hiểm phải nằm

bên ngoài toà nhà, vì lối thoát hiểm ởbên trong toà nhà như một cầu thang bộ bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường thì sự cố xảy ra cũng không thể thoát hiểm trong gang tấc. Vì vậy, những

nhà thiết kế công trình nên có những suy nghĩ thấu đáo đểđảm bảo an toàn tiện lợi

nhất cho những người sống và làm việc trong những khu chung cư cao tầng đang

mọc lên tầng tầng lớp lớp như hiện nay.

-Tăng cường các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, giáo dục người dân ý thức bảo vệ môi trường:

- Phổ biến kiến thức về tác hại của các khí thải độc hại từ đốt thanvà đốt dầu đối với sức khoẻ cộng đồng và thiết bị dùng trong nhà.

-Tổ chức, phát triển phong trào vệ sinh đường phố, không vứt rác, vứt chất bẩn ra đường, quét dọn vỉa hè sạch đẹp, tự giác tham gia thu gom và phân loại chất thải

Một phần của tài liệu phát triển bền vững các khu đô thị mới tổng quan kinh nghiệm quốc tế, trong nước và đánh giá thực tế tại hà nội (Trang 86)