1. 2 Nguyên tắc phát triển đô thị bền vững
3.1.3.3. Tình trạng thiếu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
Như đã phân tích ở trên,hầu hết các chủ đầu tư xây dựng khu đô thị mới đều chỉ quan tâm đến việc xây dựng nhà để bán mà bỏ quên việc xây dựng hạ tầng đô thị.Kết quả là tình trạng thiếu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội diễn ra rất phổ biến.
Trước tiên, cần phải nói đến tình trạng thiếu chỗ trông giữ xe, đặc biệt là xe ô tô tại các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố. Tại phần lớn các khu chung cư mới chỉ đáp ứng được nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, còn với xe ôtô thì vượt khả năng đáp ứng của đơn vị quản lý toà nhà. Trong khi đó, nhu cầu gửi xe ôtô của người dân sinh sống tại các toà nhà và của khách vãng lai lại rất lớn. Thế nên đã dẫn đến tình trạng để xe dưới lòng đường, vỉa hè gây phản cảm, mất trật tự.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.Đó là sự phát triển không đồng
cầu trông giữ xe khi số lượng phương tiện vượt xa so với quy hoạch. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác là các chủ đầu tư tận dụng tối đa phần diện tích đất có thể được để xây dựng nhà ở, vì đây là nguồn đem lại lợi nhuận cho họ.Cũng như diện tích đất trồng cây xanh và diện tích mặt nước, diện tích đất làm bãi trông giữ xe đã bị chuyển thành diện tích đất xây dựng nhà ở để bán.
Để giải quyết tình trạng thiếu điểm trông giữ xe, giải pháp được đưa ra là tận dụng những nới có vỉa hè, đầu hồi rộng, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông,
không gây cháy nổ được để đề xuất lên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xin cấp phép
làm điểm trông giữ xe.Tuy nhiên, các điểm đỗ này đều lập tạm nên không có mái
che. Do vậy các phương tiện được trông giữ tại đây phải hứng nắng, hứng mưa cả
ngày lẫn đêm. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, để việc quản lý vận hành
các khu đô thị mới tốt hơn, việc lập lại trật tự và đảm bảo tốt việc trông giữ xe là rất cần thiết.Đây cũng có thể coi là một bài học kinh nghiệm cho việc quy hoạch các khu đô thị mới khác.
Ngoài ra,tình trạng thiếu các dịch vụ công cộng như chợ, trạm y tế, trường
học… vẫn diễn ra ở hầu hết các khu đô thị mới.
Chấp nhận kể cả những lớp mẫu giáo có sĩ số tới 60-70 trẻ, nhưng nhiều gia đình ở không ít khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội vẫn không thể chen chân xin được một chỗ học cho con trong độ tuổi mầm non vào trường công lập.Với các cấp học khác như tiểu học, THCS... tình cảnh cũng chẳng khá hơn. Để có chỗ học, nhiều bố mẹ phải chấp nhận đèo đưa con đi học xa, hay sáng- chiều chầu chực đón con ở các điểm ô tô nhận- trả trẻ học từ một số trường ngoài công lập cách nơi ở nhiều cây số. Trường cũ nếu có thì quá tải, đô thị mới thì không xây đủ trường mới, thậm chí để “trắng” trường công lập... đó là thực tế chung ở nhiều khu đô thị mới - nơi tưởng
Bảng 3.4: Số lượng trường học tại một số khu đô thị mới ở Hà Nội
Khu đô thị Số trường mầm non Số trường tiểu học Số trường THCS Số trường THPT Mỹ Đình 0 0 1 1 Linh Đàm 2 1 0 0 Trung Hòa – Nhân Chính 2 2 1 1 Sài Đồng 0 1 0 0 Văn Quán 1 2 0 0 Pháp Vân 0 0 0 0
(Nguồn: Thống kê qua khảo sát tại các đô thị)
Như vậy số lượng trường học ở các khu đô thị mới còn quá ít so với nhu cầu của người dân.Chưa kể hầu hết các trường này đều là các trường dân lập và trường quốc tế, mức học phí hàng tháng lên tới 1 – 2 triệu đồng, không phải bậc phụ huynh
nào cũng có thể đáp ứng được mức học phí này. Tuy nhiên nếu không cho con theo
học tại các trường dân lập hoặc trường quốc tế trong khu đô thị, họ phải đăng ký
cho con học trái tuyến, quãng đường đến trường có thể lên đến gần 10km, gây
không ít phiền toái cho cả phụ huynh và học sinh.
Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Thứ nhất, là do sự thiếu trách nhiệm của các chủ đầu tư.Diện tích đất quy hoạch cho xây dựng trường học, hoặc đã được các chủ đầu tư xây dựng nhà cao tầng để bán, hoặc bị bỏ hoang, không đầu tư xây dựng.
Thứ hai, là khi quy hoạch khu đô thị mới thì ngành giáo dục của quận (huyện)
không được tham gia góp ý kiến về việc quy hoạch trường, khu đô thị mới có xây trường học hay không và xây bao nhiêu trường học thì ngành giáo dục quận (huyện) không được biết.Đô thị mới xây dựng xong, “mời” giáo dục quận (huyện) về nhận trường thì mới biết trường đó là công lập hay ngoài công lập.
Không chỉ thiếu trường học,các khu đô thị mới còn thiếu trầm trọng các phòng
Hầu hết số lượng phòng khám tại các khu đô thị còn quá ít so với nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân, thậm chí có nhiều khu đô thị mới còn vắng bóng
hoàn toàn phòng khám y tế, như khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc, khu đô thị Pháp
Vân – Tứ Hiệp…
Không có phòng khám, người dân sống tại các khu đô thị rất bức xúc bởi mỗi
khi đau ốm hay có nhu cầu khám chữa bệnh, họ lại phải tất tả vào chầu chực, xếp
hàng trong các bệnh viện ở trung tâm thành phố.Trong khi các cơ sở y tế ngày một
quá tải.
Liên tục tại cuộc đối thoại với lãnh đạo thành phố hay tiếp xúc cử tri, người
dân đều kiến nghị, cần khẩn trương xây dựng hệ thống trường học, phòng khám, bệnh viện ở các khu đô thị, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy thế, với nguồn vốn
ngân sách eo hẹp, việc đầu tư trên diện rộng đối với thành phố là không đơn
giản.Trong khi đó, các chủ đầu tư khu đô thị lại phớt lờ phát triển hạ tầng xã hội nên
phòng khám đã thiếu lại càng thêm thiếu.
Một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính người dân.Trái với mong muốn ban đầu, một bộ phận người dân sống tại các khu đô thị lại đang phát sinh tâm lý lo lắng, băn khoăn khi cơ sở khám bệnh gần sát nhà mình. Họ lo lắng khi phòng khám đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, an ninh, trật tự của các hộ dân.
Để cải thiện tình trạng thiếu phòng khám, thành phố đã kêu gọi các tổ chức, cá
nhân tham gia vào lĩnh vực này, thông qua việc mở các phòng khám tư nhân.Thành
phố sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ nhất định cho những đối tượng đầu tư
vào lĩnh vục này. Biện pháp này đã giúp giải quyết phần nào đó nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân,tuy nhiên người dân phải trả lượng phí khám chữa bệnh lớn cho
các dịch vụ tư nhân này.
Tình trạng thiếu chợ cũng đang diễn ra phổ biến tại các khu đô thị mới ở Hà Nội
Nếu đi khảo sát khắp các các khu đô thị mới sẽ thấy, hiện tại mỗi khu đô thị chỉ
có một vài siêu thị, cửa hàng tự chọn với hàng hóa nhu yếu phẩm, đồ đông lạnh và đồ
hộp, không cung cấpđược thực phẩm và yêu cầu mua bán giá rẻ. Nguyên nhân là do
quy hoạch không xác định đất xây chợ, vì quan niệm đã là khu đô thị thì phải làm siêu
thị mới xứng, mới văn minh.Tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái cho người dân, bởi văn hóa ẩm thực của người Việt Nam không phù hợp với các sản phẩm được bày
bán trong siêu thị. Thực phẩm được người Việt Nam yêu tích là thực phẩm tươi, trong
để tìm được thực phẩm theo ý muốn, các bà nội rợ thường phải đi khá xa sang các khu chợ khác. Ví dụ như người dân ở khu đô thị Mỹ Đình thường phải tìm mua thực phẩm tại trợ Dịch Vọng cách khu đô thị khoảng 2km
Tình trạng thiếu chợ cũng đã tạo ra một khung cảnh nhếch nhác tại các khu đô thị
mới.Có cầu ắt sẽ có cung, nhận thấy nhu cầu mua thực phẩm tươi của người dân trong khu đô thị là rất lớn, nhiều người dân ở bên ngoài đã mang sản phẩm của họ, mà chủ
yếu là rau xanh, vào bán và hình thành các khu chợ cóc tạm bợ, gây mất mỹ quan.
Ngoài ra, tình trạng thiếu diện tích sinh hoạt công cộng, diện tích công viên,
cây xanh, mặt nước cũng là một vấn đề hạn chế mà các khu đô thị mới đang gặp
phải.Thiết nghĩ, nếu như các chủ đầu tư tạm quên đi lợi ích cá nhân mà hành động vì lợi ích cộng đồng thì những vấn đề này đã không xảy ra và gây bức xúc cho người dân trong nhiều năm qua.