Về thể loại.

Một phần của tài liệu chương trình truyền hình dành cho người việt nam ở nước ngoài (Trang 58 - 61)

- Thông tin có trọng điểm: Trớc, trong và sau sự kiện, VTV4 đã phản ánh và thông tin ở nhiều bình diện để công chúng nớc ngoài và NVNONN

Một trong những nội dung thông tin đợc VTV4 chú trọng là tuyên truyền

2.2.2. Về thể loại.

Là chơng trình truyền hình quốc gia có thời lợng phát sóng lớn (24/24 giờ) và diện phủ sóng khắp các châu lục nên yếu tố hấp dẫn công chúng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả tuyên truyền là một yêu cầu đặt ra với VTV4. Thể loại là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự hấp dẫn của một tác phẩm báo chí.

Cho đến nay, lý luận về thể loại còn có nhiều quan điểm cha đồng nhất ngay trong giới nghiên cứu.Trong khi đó, trên thực tế, truyền hình vẫn không ngừng phát triển. Nhiều thể loại mới ra đời chiếm u thế, nhiều thể loại cũ giảm dần trên truyền hình. Đây cũng là một quá trình không thể tránh khỏi về mặt lịch sử. Và, ở một khía cạnh “sự giao thoa giữa các thể loại, sự tan vỡ của những thể loại nhiều khi lại phản ánh một cách chính xác hơn những quan hệ phức tạp của cuộc sống” [9,tr.11].

Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, thể loại “là sự thống nhất mang tính quy luật, lặp đi lặp lại của các yếu tố trong một loạt tác phẩm báo chí” [40, tr.167].

một số nớc có nền báo chí phát triển, ngời ta xếp các sản phẩm truyền hình thành 5 loại cơ bản: loại thuyết trình; loại phỏng vấn; loại thảo luận; loại kịch bản và loại sản xuất trực tiếp. Trong cuốn “Sản xuất chơng trình truyền hình”

tác giả Trần Bảo Khánh xếp thể loại thành các nhóm: nhóm tạo hình, nhóm hội thoại, nhóm các tác phẩm TV games - show. Theo chúng tôi, đây là cách phân loại tơng đối phù hợp với tình hình thực tế của loại hình báo chí truyền hình đang phát triển ở Việt Nam.

Qua khảo sát cho thấy, các thể loại xuất hiện trên VTV4 khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới các thể loại xuất hiện thờng xuyên và có khả năng phát huy đợc hiệu quả của chơng trình truyền hình dành cho NVNONN.

- Tin truyền hình: Tuy các bản tin thời sự không phải là đối tợng khảo sát

của luận văn, nhng do tính chất quan trọng của thể loại này nên chúng tôi vẫn tìm hiểu, phân tích để chỉ ra những đặc điểm về hình thức của VTV4. Có thể nói, tin là thể loại quan trọng xuất hiện với tần số lớn trong các bản tin thời sự bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh trên VTV4. Trong một bản tin tiếng Việt 30 phút, thông thờng có từ 8 đến 10 tin truyền hình. Thể loại tin đã phản ánh nhanh nhạy, sinh động, đầy đủ và hiệu quả nhất các vấn đề, sự kiện quan

trọng trong nớc và quốc tế đến cộng đồng kiều bào trên khắp thế giới. Ví dụ, ở bản tin thời sự tiếng Việt ngày 20/6/2005 đã có các tin sau: Thủ tớng Phan Văn Khải họp báo quốc tế tại Seattle (tin ngắn); Thủ tớng Phan Văn Khải thăm gia đình Việt kiều và thăm tập đoàn Boeing (tin ngắn); Chủ tịch nớc Trần Đức Lơng dự đại hội thi đua toàn quân (tin vắn); Việt Nam trúng thầu cung cấp 185.000 tấn gạo cho Philippines (tin vắn) và cụm tin: Đắc lắc - Hội nghị xúc tiến đầu t vào Lào; Hà Nội xúc tiến đầu t và gặp gỡ doanh nghiệp của tỉnh Quảng Trị v.v…

Ngoài các loại tin ngắn, tin vắn, tin sâu (phân loại trên cơ sở nội dung)

trên các bản tin của VTV4 còn có các dạng tin: tin hình, tin ảnh, tin lời. Cơ sở của sự phân loại này dựa trên tiêu chí hình thức. Để đảm bảo tính thời sự, cập nhật, trong điều kiện không có khả năng ghi hình hoặc tin khai thác từ các nguồn khác nh các báo, cộng tác viên, lúc này ngời ta sử dụng tin lời. Tin lời thờng chiếm tỷ lệ từ 7 - 9% số lợng tin trong mỗi bản tin của VTV4. Bởi trên thực tế, không phải bất cứ sự kiện nào phóng viên cũng có mặt để thực hiện ghi hình. Tin ảnh đợc sử dụng ở tỷ lệ thấp hơn so với tin lời. Tin hình là dạng tin chính, chiếm một thời lợng lớn và làm nên đặc trng cơ bản của các bản tin thời sự truyền hình.

Có thể nói, với đặc điểm sử dụng hình ảnh động và âm thanh để chuyển tải thông tin nhanh nhạy, cập nhật nên thể loại tin đã giúp truyền hình khẳng định u thế của mình so với các loại hình báo chí khác trong cuộc cạnh tranh thông tin hiện nay. Và thể loại này đáp ứng đa dạng, tích cực nhất nhu cầu thông tin về mọi mặt đời sống xã hội trong nớc, quốc tế của cộng đồng NVNONN.

- Các dạng bài phản ánh: đây là thể loại xuất hiện khá thờng xuyên trên

các chuyên mục của VTV4, từ thời sự đến các chuyên đề về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đặc điểm của dạng bài phản ánh là sự linh hoạt có khả năng thích ứng với các sự kiện, vấn đề tình huống… Để phân biệt với các thể loại nh phóng sự, phim tài liệu, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn đã gọi thể loại này là “bài truyền hình” [31, tr. 294]

Các dạng bài này thờng đợc sử dụng để phản ánh về tình huống, vấn đề; sự việc, sự kiện; con ngời… Ví dụ: Doanh nghiệp chủ động đầu t ra nớc

ngoài; Hà Nội với tiến trình cổ phần hoá (chuyên mục Việt Nam hôm nay); Trại hè thanh niên Việt Nam 2004 - Tìm về cội nguồn; Bớc tiến mới về tự do tín ngỡng (chuyên mục Nhìn từ Hà Nội), Những làng nghề ở Nam Bộ; Làng trống Đọi Tam (chuyên mục Việt Nam - Đất nớc - Con ngời) v.v…

Theo chúng tôi, đây là thể loại chiếm tỷ lệ và tần số xuất hiện trên VTV4 lớn nhất và có khả năng phản ánh bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với đặc trng của truyền hình.

Trong 8 chuyên mục là đối tợng khảo sát của luận văn gồm: Việt Nam hôm nay, Việt Nam - Đất nớc - Con ngời, Nhìn từ Hà Nội, Con Lạc cháu Hồng, Việt Nam qua con mắt ngời nớc ngoài, Gặp gỡ với khán giả VTV4, Dạy tiếng Việt, Bài hát theo yêu cầu, chúng tôi thấy có tới 6 chuyên mục (75%) thờng xuyên xuất hiện các dạng bài phản ánh.

Thực tế cho thấy, nếu thế mạnh của tin tức truyền hình là cập nhật thông tin thì các bài truyền hình lại cuốn hút công chúng bằng sự phản ánh đa dạng, có chiều sâu các vấn đề sự kiện. Thông qua các dạng bài phản ánh, bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam đợc chuyển tải tới cộng đồng kiều bào ta ở nớc ngoài một cách sinh động, đầy đủ nhất.

- Các dạng bài văn nghệ: Qua kết quả khảo sát và phân tích (phần 2.1.3)

chúng ta thấy thông tin về văn hóa, văn nghệ chiếm tỷ lệ lớn trên sóng VTV4. Cùng với nó là các thể loại tơng ứng để chuyển tải nội dung thông tin này . Các dạng bài văn nghệ chiếm tới 35% số lợng chơng trình phát sóng. Thể loại này có ở hầu khắp các chuyên mục: Bài hát theo yêu cầu; Câu lạc bộ ngời

yêu thơ; Văn học nghệ thuật; Tác phẩm mới; Sân khấu thờng thức; Trích đoạn sân khấu v.v…Đặc điểm của các dạng bài văn nghệ là sử dụng ngôn ngữ văn

học để chuyển tải nội dung thông tin, hớng công chúng tới việc cảm thụ cái hay, cái đẹp về văn hoá, nghệ thuật. Tác giả G.V. Cu-dơ-nhét-xốp trong cuốn

Báo chí Truyền hình cũng đã khẳng định: “ở mức độ khác nhau, mọi chơng trình truyền hình đều đa ngời xem tiếp cận với văn hoá” [8, tr.75]. Tuy nhiên, trên cơ sở tính trội của khả năng chuyển tải thông tin, chúng tôi đã xếp những chơng trình có đặc trng nêu trên vào nhóm các dạng bài văn nghệ để tiện khảo sát. Các dạng bài văn nghệ này là thể loại quan trọng giúp VTV4 làm tốt chức năng khai sáng, giải trí; giới thiệu tinh hoa văn hoá dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng NVNONN.

- Gặp gỡ giao lu truyền hình: Đây thực sự là thế mạnh của truyền hình

mà không một loại hình truyền thông đại chúng nào có thể cạnh tranh đợc. Thể loại này là sự kết hợp những dấu hiệu mang tính bản chất của các thể loại khác nh phỏng vấn, tranh luận, trò chơi và hội tụ chung quanh nhân vật ngời dẫn chuyện.

Trên VTV4, các chơng trình thuộc thể loại gặp gỡ, giao lu truyền hình (nhóm show games) chiếm tới trên 30% số lợng và 35% thời lợng phát sóng.

Ví dụ nh các chơng trình: Hành trình văn hoá, Đờng lên đỉnh Ôlympia, Theo

dòng lịch sử, Dành cho ngời hâm mộ, Gặp nhau cuối tuần, Sóng nớc phơng Nam, Trò chơi âm nhạc, Ngời đơng thời v.v…Các chơng trình này đã đáp ứng

nhu cầu nâng cao nhận thức, giải trí của công chúng là kiều bào xa Tổ quốc. Tuy nhiên, các chơng trình này đều đợc khai thác từ các kênh truyền hình phục vụ đối tợng khán giả trong nớc nên không thuộc đối tợng khảo sát của luận văn. Chúng tôi chỉ đề cập tới để giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về đặc điểm hình thức của chơng trình truyền hình dành cho NVNONN.

Ngoài các thể loại đã đề cập ở trên, còn một số thể loại là thế mạnh của truyền hình nh phỏng vấn, phóng sự, phim tài liệu v.v… xuất hiện trên VTV4. Nhng do tần suất không thờng xuyên nên chúng tôi không khảo sát với t cách là một thể loại độc lập mà phân tích, đánh giá những thể loại này “nh một bộ phận cấu thành để tạo ra những cấu trúc truyền hình phức tạp hơn mà chúng ta gọi là chơng trình truyền hình hoặc kênh truyền hình” [31,tr.103]. Có 48,8% số khán giả khi đợc hỏi đã nhận xét số lợng các chuyên mục của VTV4 hiện nay là vừa.

Trên thực tế, không có khuôn mẫu nào gò bó, quy định ngời làm báo phải sử dụng một thể loại báo chí nào. Tuy nhiên, việc xác định thể loại sẽ giúp cho ngời làm báo tận dụng mọi khả năng biểu đạt của nó để chủ động trong hoạt động sáng tạo của mình. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi ngời làm truyền hình phải nắm vững kiến thức về từng thể loại để chủ động, linh hoạt vận dụng kiến thức đó vào việc sáng tạo tác phẩm. Với truyền hình, thể loại có vai trò quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và hiệu quả thông tin, tuyên truyền. Cùng với nội dung, chính sự phong phú của thể loại đã tạo nên sức hút của VTV4 đối với công chúng trong thời gian qua. Tuy nhiên, VTV4 mới phát huy đợc thế mạnh của các thể loại: tin, gặp gỡ, giao lu và các dạng bài phản ánh, các dạng bài văn nghệ. Các thể loại này mới bớc đầu đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của khán giả. Đây cũng là lý do để chỉ có 30,2% khán giả cho rằng hình thức thể hiện của VTV4 hấp dẫn. Nh vậy, VTV4 cần tăng cờng hơn nữa các thể loại là thế mạnh của truyền hình để chuyển tải thông tin một cách sâu sắc, tạo nên sức hấp dẫn của chơng trình đối với công chúng.

Một phần của tài liệu chương trình truyền hình dành cho người việt nam ở nước ngoài (Trang 58 - 61)