Vai trò của ngành hàng không.

Một phần của tài liệu các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 26 - 30)

Đối với phát triển kinh tế: Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển

sâu rộng để hội nhập với khu vực và trên thế giới. nhiều công trình, nhiều dự án đầu tư và các chuyên gia nước ngoài, các thương nhân đên Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư ngày càng tăng,do đó nhu cầu đi lại của họ băng máy bay là rất cân thiết vì đây là loại phương tiện đi lại rất nhanh và tiện lợi. Bên cạnh đó cùng với sự đi lên của đất nước người dân cũng trở nên giầu có hơn do vậy họ cũng có nhu cầu được hưởng những loại hình dịch vụ cao cấp hơn như đi lại bằng máy bay.

Hàng không phát triển sẽ giúp cho sự đi lại giao lưu hàng hoá giữa các vùng thuận tiên hơn. Máy bay là một phương tiên chuyên chở rất nhanh chóng nó rất thuận tiên cho việc chở hàng hoá đăc biệt là những loại hàng nhanh hỏng.

Đối với ngành du lịch: Ngành du lịch có mối quan hệ gắn bó mật thiết

với ngành hàng không. Du lịch lữ hành đưa khách đi du lịch nước ngoài hoặc đón khách vào du lịch nội địa đều phải gắn kết với ngành Hàng không. Số lượng hành khách ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào điều kiện phương tiện vận chuyển có dễ dàng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu của họ hay không. Đồng thời hệ thống khách sạn hiện đại nếu thiếu một hệ thống giao thông cũng không đạt được hiệu quả kinh doanh, làm cho đầu tư trở nên lãng phí. Ví dụ như: Tiềm năng du lịch của Thành phố Đà Lạt còn nhiều hứa hẹn, nhiều dự án đầu tư vào phát triển du lịch còn đang chờ dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay Liên Khương.

đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông. Nhưng ở một số nơi không thuận lợi về địa hình, thời tiết hoặc trong một số trường hợp cần đáp ứng nhu cầu nhanh chóng thì chỉ có thể thực hiện vận chuyển bằng đường hàng không. Do đó, ở một chừng mực nhất định ngành Hàng không có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được trong vận chuyển, lưu thông, thể hiện cụ thể như sau:

Đối với an ninh quốc phòng: Ngành hàng không có vai trò đặc biệt

quan trọng đối với việc tăng cường an ninh quốc phòng của một đất nước. Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, ngành Hàng Không Dân Dụng Việt Nam chuyên thực hiện nhiệm vụ vận tải quân sự phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi cuối cùng. Khi đất nước chuyển sang thời bình, ngành Hàng không vừa làm nhiệm vụ kinh tế, vừa thực hiện nhiệm vụ vận tải quân sự. Từ năm 1989 đến nay, mặc dù đã chuyển hẳn thành một ngành dân dụng phục vụ lợi ích kinh tế là chủ yếu, nhưng ngành Hàng không Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng cho đất nước, như: thực hiện các chuyến bay phục vụ lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, ngăn chặn sự vận chuyển các mặt hàng quốc cấm, phối hợp với Bộ quốc phòng kiểm soát hoạt động không lưu trên lãnh thổ Việt Nam

Đối với ngành Công nghiệp: Với các nước đang phát triển, hệ thống

giao thông vận tải rộng khắp sẽ là yếu tố quan trọng để phục vụ xây dựng nhà máy có công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, thực hiện chương trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Ngành Hàng không đảm bảo vận chuyển phục vụ, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp từ nhà máy đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chuyên chở nguyên vật liệu từ cửa khẩu nhập về đến các nhà máy sản xuất.

Đối với ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp: Ngành Hàng không đảm

nhận khâu vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, vận chuyển vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, phục vụ cho việc

khai hoang, trồng rừng. Sau đó lại thu mua chế biến chuyên chở ra thành phố hoặc xuất đi nước ngoài.

Trước ngưỡng cửa của năm 2010, xu thế giao lưu, hợp tác ngày càng mở rộng, ngành Hàng không Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng và gánh vác những nhiệm vụ nặng nề đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước ta, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

2.Định hướng phát triển của ngành hàng không.

Theo quan điểm phát triển cơ bản của ngành hàng không có thể thấy được định hướng phát triển của ngành hàng không trong giai đoạn tới như sau:

a. Về vận tải hàng không.

Hoạt đông cung cấp dich vụ vận chuyên băng hàng không luôn là hoạt động trung tâm của ngành. Hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không mang bản chất là hoạt đọng thương mai.Do đó, các sản phẩm dịch vụ vận chuyển hàng không đưa ra thị trường cấn có tính đa dạng và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của công chúng. Mặt khác ở tầm vĩ mô, cùng với quá trình tự do hoá, các dịch vụ hàng không phải được ngày càng nâng cấp để có tính cạnh chanh cao trong nước và quốc tế.

Đối với ngành hàng không Việt Nam, nội dung chính của chiến lược phát triển vận tải hàng không là phát triển thị trường bay trong nước với mạng đường bay phủ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời từng bước mở rộng thị trường Đông- Bắc Á, Đông- Nam Á…Đối với các đường bay xuyên lục địa, cần phát triển thận trọng và có sự lựa chọn trên cơ sở hiệu quả và sự bền vững của các đường bay khu vực.

Liên quan chặt chẽ đến chiến lược về thị trường là chiên lược phát triển các doanh nghiệp vận chuyên hàng không. Các hãng hàng không cần được hoạt động trong môi trường thuận lợi, nhưng theo xu hướng nới lỏng

dần bảo hộ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Việt nới lỏng bảo hộ sẽ thực hiện theo trình tự yừng bước như sau:

-Thị trường hàng không nội địa sẽ từng bước phi điều tiết và tiên đến xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế vào năm 2010.

-Thị trường hàng không quốc tế sẽ được mở cửa từ thấp đến cao bắt đầu tư hợp tắc tiêu vùng đến khuân khổ ASEAN(năm 2020) rồi đến APEC….

Trong quá trình này, các doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện đẻ có thời gian chuẩn bị, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị không thể kéo dài mái, do đó bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ phải đặt lộ trình vươn lên trên cỏ sỏ nội lực của chính mình.

b. Về phát triển đội bay.

Các máy bay cũ sẽ đươc thay thế dần bằng các loại máy bay hiện đại hơn. Vấn đề ở đây là xác định số lượng, chủng loại máy bay, định hướng công nghệ, sức tải và lịch trình bổ sung đội tàu bay một cách hợp lý. Đồng thời thay thế dần máy bay thuê bằng các máy bay mua sẽ làm tăng tỷ lệ sở hữu của hãng đối với nhưng máy bay đang hoạt động, từ đó giúp hãng tiếp kiệm được nhiêu chi phí khai thác và chủ động được nguồn vốn. Phấn đấu đến đến năm 2015 tổng số lượng máy bay là khoảng 92-105 chiếc trong đó sở hữu từ 55-64 chiếc.

Vế phương thức mua sắm, hình thức mua trả góp hoặc thuê tài chính có kết hợp với thế chấp và sử dụng nguồn tin dụng xuất khẩu có thể là những công cụ tài trợ thích hợp trong giai đoạn tới.

Một vấn đề có tinh thời sự hiện nay trong chiến lược phát triển vận tải hàng không đó là việc thiết lập đường bay tới Mỹ. Theo dự toán, dưới tác động của hiệp hội thương mại Việt- Mỹ, hoạt động giao lưc hàng không với Mỹ có thể sớm đeợc chiển khai. Trước mắt HKVN cần tìm kiếm các đối tác liên minh, ban đầu có thể là hình thức bay liên doanh. Trong quá trình liên minh cấn thiết lập các cơ sở tiếp thị trên tị trường, khi có thị trường vững

vàng, HKVN có thể moẻ rộng đường bay sử dụng các loại máy bay thân rộng, hiện đại. Trong giai đoạn đầu, các tàu bay được thuê khai thác sẽ là chủ yếu. Trong quá trình khai thác, HKVN từng bước học tập và chuyển giao công nghệ để chuẩn bị cho việc mua sắm và tự khai thác các máy bay này trong tương lai.

c. Về phát triển khoa học công nghệ.

Trên thực tế, trình độ khoa học, công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực hàng không chủ yếu tập trung vào việt phát triển các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay. Ngành công nghiệp chế tạo hầu như chưa cố gì trong khi nhu cầu về các trang thiết bị, phụ tùng rời cho máy bay, các sân bay và ngành quản lý bay của chung ta là rất lớn.

Xuất phát từ thực tế trên, chiên lược phát triển về khoa học công nghệ của ngành hàng không cần đồng thời bao hàm nhiêu nội dung. Một mặt hàng không Việt Nam cần tăng cường việc chuyển giao công nghệ bảo dưỡng sửa chữa máy bay, tập chung vào các loại máy bay hiện có như Boeing 767, Airbus 320, F-70..từng bước biến các cơ sở bảo dưỡng thành các trung tâm cung ứng dịch vụ có khả năng thoả mán nhu cầu của đội bay trong nước. Tăng cường năng lực sửa chữa máy bay nhằm giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Đến năm 2015 nghiên cứu tham gia chế tạo một số phụ tùng, phụ kiện. Sau năm 2020 tiến hành sản xuất máy bay nhỏ mang thương hiệu Việt Nam. Để làm được điều này Hãng cần tăng cường công tác nghiên cứu - triển khai, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ sư chuyên ngành, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác ở cả cấp độ quốc tế cũng như trong nước.

Một phần của tài liệu các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w