Giải pháp sử dụng vốn cho đội bay.

Một phần của tài liệu các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 42 - 48)

III. Dự báo nhu cầu sử dụng vốn 1.Phân theo giai đoạn.

2.Giải pháp sử dụng vốn cho đội bay.

a. Yêu cầu đầu tư phát triển đội bay.

Năng lực tài chính và nguồn vốn nhà nước cấp và vốn tự có khoảng 85 triệu USD, chiếm khoảng 1/10 tổng giá trị tài sản đang khai thác, không có khả năng tiền tệ hoá để sử dụng vào mục đích mua máy bay. Để áp dụng được hình thức thuê mua, vay mua một đội máy bay trị giá khoảng 1 tỷ USD như hiện tại, cần có tối thiểu 150 triệu USD tiền măt (15%), với giả

ngoài khả năng của Hãng, các khoản tín dụng xuất khẩu đã thu xếp được trong thời gian qua là rất nhỏ, trong khi đó các cơ quan cấp tín fụng xuất khẩu của Châu Âu chưa đưa ra bất kỳ một tín hiệu nào về mức bảo lãnh mà họ có thể cấp được cho các đề án phát triển đội máy bay của Hãng.

Các chính sách của nhà nước, các văn bản pháp luật chưa đầy đủ, nội dung chưa ro rang, nhất quán để giải quyết các vấn để tài trợ tài chính, cầm cố, đăng ký và xoá đăng ký, nhập xuất máy bay, thuê và lệ phí…uy tín của nhà trức trách hàng không như một cơ quan giám sát việc khai thác, bảo dưỡng máy bay chưa được khẳng định trên thế giới. Các hệ thông quy định chuyên ngành chưa được chiển khai ứng dụng đồng bộ. tất cả các yếu tô đó làm cho các nhà đầu tư, ngân hàng và tổ chức tín dụng thiếu yên tâm trong việc quyết định tham gia đề án thuê mua máy bay.

Hãng phải đáp ứng được chiến lược phát triển thị trường và mạng đường bay của hãng. Nói cách khác, đội bay phải đủ về số lượng, chủng loại để đảm bảo đủ tần suất bay, cung ứng cho từng giai đoạn phát triển, phù hợp với trục đường bay. Hơn nữa cấu trúc của đội bay phải được sự đồng nhất trên cơ sở định hướng của đường bay

Đảm bảo được năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong kinh doanh ở một môi trường kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Liên quan đến mục tiêu này là sự lựa chọn đội máy bay theo hướng công nghệ tiên tiến, mới, đơn giản về cấu trúc và chngr loại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tiếp kiệm chi phí khai thác, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, sẽ quyết định sự sống còn của hãng trong hoạt động kinh doanh. Đối với định hướng công nghệ, khai thác với các Hãng láng riềng, Hãng không bị giàng buộc bởi các máy bay thế hệ cũ trong việc lực chon quyết định mua, thuê máy bay. Việc đi theo hướng công nghệ mới với phương châm đi tắt đón đầu nhăm cho phép hãng tận dụng triệt để ưu thế của người đi sau để nhanh chong đuổi kịp, cân bằng thê cạnh tranh với các hãng có kinh nghiệp dày dặn và co uy tín cao trên thế giới.

Đảm bảo hiệu quả đầu tư có tính khả thi cao. Mục tiêu này là liên quan đến tỷ lệ hệ số máy bay sở hữu có được bằng các hình thức vay mua, thuê mua, số lượng máy bay thuê trong tổng đội bay của hãng. Chúng ta cần xem xét khả năng thu xếp tài chính có lợi nhất trong bối cảnh thực tế là vốn đầu tư ban đầu rất thiếu thốn và cần sớm tự chủ về tài chính thu xếp tài chính để tự đầu tư phát triển, gánh nợ cho nhà nước. Tỷ lệ các hình thức thu xếp tài chính cần thiết phải được xác định trên các cơ sở chính sau đây.

-Nguồn vốn tự có sử dụng cho đầu tư váo đội máy bay.

- Cân đối giữa bảng cân đối tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, và tình trạng tiền mặt.

-Giá trị tương lai của máy bay cũ.

Như đã đã nói, việc mua để sở hứu được máy bay ( ngay lập tức hoặc sau một thời gian) dưới các hình thức khác nhau là đầu tư vào giá trị tài sản với mục đích kinh doanh tài sản nhằm có được một số quyền, quyền lợi khác liên quan đến việc sở hữu máy bay. Việc đầu tư đó cần phải được thực hiện với một số điều kiện là:

-Hãng phải tính đến giá trị tương lai của máy bay với một mức độ rủi ro không quá lớn để làm cho chi phí thực tế cho thời gian khai thác máy bay không quá đắt so với thuê hoặc chiu lỗ vào thời điểm bán máy bay.

-Đảm bảo tình trạng luôn chuyển tiền tệ năng lực thanh toán nhằm loại trừ khả năng vỡ nợ dẫn đến phá sản ngay trong giai đoạn kinh doanh đang phát triển tốt do đầu tư quá mức vào giá trị tài sản tương lai.

-Duy trì tài sản nợ/tài sản có ở mức hợp lý để rễ rang huy động vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển đồng bộ, đảm bảo hoạt động chung.

-Cân đối giữa nhu cầu giảm chi phí để tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế- xã hội ngắn hạn với nhu cầu khấu hao nhanh để tích luỹ cho tái đầu tư phục vụ cho mục tiêu phát triển dài hạn. Nói cách khác tỷ lệ của các hình thức thu xếp tào chính phải đảm bảo làm sao để cân đối tài

phải có lãi để thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách Nhà nước và có trách nhiệm đối với người lao động và tình trạng tiền mặt phải vững hạn chế tôi đa việc vay để đảm bảo vốn lưu động hoặc đáo hạn.

b.Đầu tư phát triển máy bay vận chuyển hành khách.

Đội máy bay đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của một Hãng hàng không, tuy nhiên hiện nay đội máy bay của Hãng chiếm tới 68,5% là máy bay cho thuê. Điều này là một khó khăn rất lớn trong việc xây dựng kế hoạnh kinh doanh của hãng, đặc biệt là khó khăn trong việc giảm chi phí. Chính vì vậy, từ những phân tích về thực trạng yếu kém và nhăm đảm bảo tính linh hoạt trong việc lựa chọn giữa các loại máy bay theo đặc thù của mạng đường bay, các biến động thị trường ngoài sự kiểm soát, dự báo thị trường, đồng thời tạo điệu kiện cho các nhà chế tạo máy bay, động cơ và trang thiết bị hàng không, các tổ chức tín dụng xuất khẩu, ngân hàng và tổ chức tài chính, các nhà cho thuê máy bay, … tham gia, cạnh tranh bình đẳng trong các đề án phát triển đội máy bay cho đến năm 2015, hãng cần phải đầu tư mua sắm các chủng loại máy bay sau:

- Loại máy bay 15-30 chỗ: Loại này chủ yếu dùng để khai thác đường bay tuyến lẻ nội địa với tần suất cao nhăm cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác đang phát triển. Thực tế cho thấy những năm gần đây các tuyến bay lẻ nội địa của Hãng đang bị mất dần thị phàn do chất lượng dịch vụ của các phương tiện vận tải khác được nâng cao nhưng giá cả lại phù hợp với người tiêu dùng, trong khi hãng khai thác bằng máy bay 70 chỗ với tần suất bay thấp, lại bán giá cao. Do đó, đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu loại 15-30 chỗ sẽ đảm bảo cho Hãng chiếm lĩnh thị trường này, đặc biệt là chiếm lĩnh đối tượng vận chuyển là khách du lịch quốc tế đi trong nước.

- Loại 70 chỗ (bao gồmm cánh quạt và phản lực) chủ yếu để khai thác tuyến bay chính nội địa, kết hợp khai thác một số đường bay quốc

tế nhắn trong khu vực với tần suất bay cao hoặc có dung lượng thị trường còn hạn chế.

-Loại 150 chỗ là lực lượng chủ yếu tới các nước ASEAN, cho một số đường bay có dung lượng thị trường thấp ở Đông Bắc Á (với HN), trục bay chính Bắc-Nam trong thị trường nội địa

-Loại 330 chỗ có tầm bay trung bình áp dụng cho các đường bay khu vực có dung lượng thị trường cao giữa TPHCM với Đông Bắc Á, một số ít các điểm ở ASEAN, và trục bay Bắc-Nam (kết hợp với loại 150 chỗ).

-Loại 330 chỗ có tầm bay xuyên lục địa dùng cho các đường bay Non- stop giữa Việt Nam với Tây Âu, Nga, Úc, Bắc Mỹ khi tần suất bay chưa đạt đến 1 chuyến/ ngày.

-Loại 420 chỗ có tầm bay xuyên lục địa khai thác các đường bay giữa Việt Nam với Tây Âu khi tần suất bay đạt 1chuyến/ ngày, giữa Việt Nam tới Bắc Mỹ khi thị trường đủ để lấp đầy chuyến bay.

Đầu tư phát triển đội máy đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Để phù hợp với tiềm lực tài chính, với khuynh hướng chung của ngành Hàng không trên thế giới, Hãng cần lựa chọn kết hợp cùng một lúc nhiều hình thức thuê và mua đội máy bay hợp lý nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước.

c. Đầu tư phát triển máy bay vận chuyển hàng hoá.

Như đã nêu trên, thị trường hàng hoá Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng chưa có sự phát triển ổn định, các luồng vận chuyểnvà chủng loại hàng hoá chưa đa dạng, tính vụ mùa của thị trường càng cao. Ngoài ra, các chính sách, thủ tục của nhà nước và các cán bộ ngành liên quan liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, trung chuyển hàng hoá tại các sân bay quốc tế của Việt Nam còn nhiều điểm chưa thực sự hợp lý, cơ sở hạ tầng sân bay phục vụ hàng hoá chưa hiện đại.

chính, và tận dụng các cơ hội hợp tác khác. Về mặt kinh tế, sự kết hợp đó sẽ cho phép hãng có một nguồn doanh thu từ hàng hoá ở mức 10-15% tổng doanh thu vận chuyển. Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động khai thác các đường bay hàng khách thường lệ. Tuy nhiên, nhằm củng cố, tăng cường thị trường vận chuyển hàng hoá ra vào Việt Nam, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng với những loại hình vận chuyển hàng hoá chuyên dụng, với khối lượng, thể tich lớn không thể cung ứng được trên các chuyến bay chở khách hoặc đi những nơi hãng không có đường bay chở khách thường lệ, trong giai đoạn đến 2010 Hãng phải đầu tư thêm máy bay vận chuyển hàng hoá như bảng sau:

BẢNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ MÁY BAY CHỞ HÀNG Đơn vi: chiêc

Năm Sức chở 30-50 tấn Sức chỏ 60- 100 tấn Tổng máy bay 2006 2 2 4 2007 2 2 4 2008 3 2 5 2009 3 3 6 2010 3 3 6 2011 4 4 6 2012 4 4 7 2013 5 4 7 2014 5 5 7 2015 5 6 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên do khả năng về nguồn vốn còn hạn chế, nên hình thức mua của Hãng trong thơi gian tới vẫn chủ yếu là kết hợp cả máy bay chở hàng và máy bay chở khách.

3.Giải pháp sử dụng vốn cho phát triển nguồn nhân lực.

a.Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của hãng trong thời gian tới.

Hãng cần phải xây dựng đội ngu lao động đử về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ đối với các loại hình lao động đặc thu hàng không, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, lấy đức làm gốc, được đào tạo cơ bản và có trình độ nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngư tin học, nắm vững khoa học và kinh nghiệm quản lý, biết làm việc trong cơ chế thị trường. Có chính sách phù hợp để gắn người lao động với hãng, phát huy cao nhất yếu tố con người, làm việc vì hãng và khách hàng.

Tổng số lao động của Tổng công ty HKVN tính đến 31/12/2004 là 13.514 người. Trong đó, lao động là người Việt nam là 13.157 và 357 người là lao động người nước ngoài, được phân ra như sau:

Theo lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 42 - 48)