Nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 37 - 41)

III. Dự báo nhu cầu sử dụng vốn 1.Phân theo giai đoạn.

2. Nguồn vốn huy động.

a. Huy động từ ngân sách nhà nước.

Huy động từ ngân sách nhà nước bằng cách kiến nghị nhà nước cho phép miến nhập thuế thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư phát triển đội bay, đồng thời đề nghị nhà nước hô trợ thêm nguồn vốn để tiến hành đầu tư phát triển, tổng mức hỗ trợ trên 4.700 tỷ đồng.

b. Cổ phần hoá công ty.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam áp dụng hình thức cổ phần hóa theo hướng giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.Cơ cấu vốn cổ phần lần đầu: Nhà nước giữ 70%-80%, bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài 10%-20%.

Từ năm 2007 - 2008, 4 doanh nghiệp thuộc Vietnam Airlines thực hiện cổ phần hóa gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu hàng không và 3 Xí nghiệp thương mại: mặt đất Nội Bài, mặt đất Đà Nẵng, mặt đất Tân Sơn Nhất. Riêng Công ty Bay dịch vụ hàng không sẽ được sắp xếp theo công văn số 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển đội bay đến 2015 và 2020.

Tháng 4 vừa qua, 30% cổ phần của Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines đã được bán cho Hãng hàng không Qantas của Australia với giá 50 triệu USD. Sau hơn ba tháng hoạt động, với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, Hãng hàng không Qantas đang hỗ trợ Pacific Airlines trong việc xây dựng quy trình an toàn hàng không, đào tạo phi công và công nhân kỹ thuật bảo dưỡng máy bay, sử dụng thương hiệu, xây dựng các sản phẩm hàng không khác... công ty Pacific Airlines đã kinh doanh có lãi, bắt đầu mở rộng mạng đường bay, đội bay. Theo kế hoạch, đến cuối năm nay, đội máy bay của Pacific Airlines sẽ phát triển lên sáu chiếc và đến năm 2010 dự kiến có 12 - 18 máy bay, và khoảng 26 máy bay vào năm 2015.

Ðây chỉ là một trong hai dự án tái cơ cấu lại DN có quy mô lớn đầu tiên mà SCIC thực hiện thành công sau một năm hoạt động. Hiện số vốn nhà nước tại Pacific Airlines mà SCIC làm đại diện sở hữu là 63%., đề án tái cơ cấu Pacific Airlines do SCIC chủ trì đã được triển khai thành công. SCIC xây dựng cho Pacific Airlines mô hình kinh doanh đầy tiềm năng phát triển với cổ đông chiến lược nước ngoài là hãng hàng không Qantas. Chỉ trong vòng hai năm rưỡi thực hiện đề án tái cơ cấu này, trên bờ vực phá sản (quy mô vốn 40 tỷ đồng, lỗ và nợ đọng lên tới hơn 200 tỷ đồng), Pacific Airlines đã trở thành hãng hàng không giá rẻ Việt - Úc có giá trị thị trường hàng nghìn tỷ đồng.

Khi bán cổ phần của Pacific Airlines cho Qantas, vốn nhà nước chỉ bỏ ra 400 tỷ đồng (tương đương 25 triệu USD) để tái cơ cấu lại nợ của Pacific Airlines nhưng bù lại đến nay, DN này đã có giá trị thị trường lên đến 180 triệu USD. Ðề án tái cơ cấu này đã giúp Pacific Airlines vượt qua bờ vực phá sản, giải quyết các khoản nợ và bắt đầu làm ăn có lãi, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao, trong tương lai Pacific Airlines sẽ có kết quả kinh doanh tốt.

c.Phát hành trái phiếu.

Phát hành trái phiêu công ty, công trình hoặc các chứng chỉ nhận nợ dài hạn các loại giá trị 2.600 tỷ đồng đến năm 2010 trên các thị trường tài chính trong và ngoài nước. Trong những năm trước mắt có thể thục hiện phát hành một lượng trái phiếu với giá trị trung bình vài chục triệu USD trên thị trường tài chính trong nước để tài trợ cho dự án đầu tư máy bay nhỏ, tiến tới phát hành ở quy mô lơn trên thị trường trong và ngoài nước với việc bảo dảm bằng chính máy bay hoặc thu bán vận chuyển ở ngoài nước. Đây là nguồn vốn có chi phí tương đối thấp, ưu tiên thực hiện với sự hô trợ của các ngân hàng và các tổ chức tư vấn tài chính trong nước và quốc tế.

d. Vay dài hạn.

Kết hợp các nguồn vay dài hạn các tổ chức tin dụng xuất khẩu (đảm bảo 70-85% giá trị máy bay, động cơ, buồng lái giả…) và vay thương mại trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đảm bảo bổ sung gần 16.000 tỷ đồng đến 2010.

e. Tận dụng ODA.

Chủ động trong viêc kêu gọi đầu tư nước ngoài đăc biệt là các nguồn vốn ODA, đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo cỏ bản người lái, cán bộ kỹ thuật và quản trị kinh doanh, dự kiến khoảng 30 triệu USD vào năm 2010 và 43 triệu USD vào năm 2015. để đạt được mục tiêu đó Hãng cần

đáp ứng được nhu cầu của nguồn vốn đối ứng vào khoảng từ 15-20% nguồn vốn viện trợ.

f.Góp vốn liên doanh.

Huy động vốn thông qua việc thành lập các liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước là 1.250 tỷ đồng đến năm 2010, và khoảng 2.700 tỷ đồng vào năm 2015, chủ yếu thông qua liên doanh kỹ thuật và một số lĩnh vực kinh doanh khác. Hiện nay Hãng hàng không Việt Nam đang liên doanh với rất nhiều hãng trên thế giới.

II.Những giải pháp sử dụng vốn đầu tư cho ngành hàng không. 1.Giải pháp sử dụng vốn phát triển đường bay.

Với tình hình thực tế phát triển của nên kinh tế noi chung và tình hình phát triển của ngành hàng không nói riêng, Hãng cần phải xây dựng mạng đường bay quốc tê, mạng đường bay nội đia theo mô hình trục Bắc- Nam với tấn suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo khả năng chi phối tuyệt đối các luồng vận chuyển nội địa, giành ưu thế cạnh tranh đối với các luồng vận chuyển quốc tế đến Việt Nam, tham gia khai thác hiệu quả thị trường trung chuyển đến Đông Dương và các nước khác Ở Đông Nam Á, tưng bước biến Việt Nam thành một trung tâm trung chuyển hàng không quan trọng.

a.Đường bay nội địa.

Mạng đường bay nội địa tuyến trục bao gồm các đường bay thành phố Hồ Chí Minh- Hà Nội, giữa Hà Nộ, thành phố Hố Chí Minh với Đà Nẵng sẽ tiếp rục đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Với mạng đường bay quốc tế. Trục HN- TPHCM sẽ được khai thác với tần suất 8-12 chuyến bay một ngày bằng máy bay 150-180 ghế và loại thân rộng tầm trung 250 ghế. Các đường bay đi đến Đà Nẵng được phát triển chủ yếu bằng loại 150-180 ghế đảm bảo tần suất 3-4 chuyến/ngày.

phát triển trên cơ sở mạng gom tụ nội địa với tần suất cao và chi phí khai thác thấp như hai yếu tố chủ đạo, thực hiện cân đối thu chi nội bộ, phục vụ giao lưu trực tiếp và hỗ trợ các đường bay nội địa tuyến trục.

Một số ít đường bay tuyến lẻ mới được bổ sung chỉ khi nào đáp ứng được yêu cầu về thị trường dủ tần suất bay tối thiểu 6 chuyến/tuần khi bắt đầu. Các tuyến đường bay có dung lượng thị trường thấp hónwx được khai thác bằng máy bay nhỏ hơn (30-70 ghế) bằng một công ty hàng không gom tụ do Vietnam airlines sở hữu 100%. Hiệu quả mạng đường bay nội địa tầm ngắn chủ yếu phục vụ cho mạng đường bay quốc tế khu vực và từng giảm lỗ tiến đến cân băng thu chi vào năm 2010.

Một phần của tài liệu các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không việt nam đến năm 2015 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w