Công tác kiểm tra,thanh tra thuế tại cơ sở NNT

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế tỉnh bình dương (Trang 50 - 51)

P THANHTRA SỐ

2.4.1.2.3Công tác kiểm tra,thanh tra thuế tại cơ sở NNT

Chất lượng nhiều cuộc kiểm tra không cao, nội dung kiểm tra sơ sài; biên bản lập không đúng qui định; đặc biệt đối với các biên bản kiểm tra hộ kinh doanh tại các Chi cục thuế. ở các Chi cục thuế số truy thu bình quân rất thấp chỉ đạt khoảng 9 triệu đồng/ĐTNT, nguyên nhân chủ yếu là do các cán bộ kiểm tra, thanh tra cấp Chi cục còn rất hạn chế về trình độ, quy trình kiểm tra, thanh tra mới áp dụng nên còn lúng túng (trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao từ 56,31% năm 2006 đạt 41,675 năm 2008). Khả năng phân tích rủi ro và đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của đơn vị còn hạn chế, đã ảnh hưởng đến chất lượng biên bản kiểm tra quyết toán thuế.

Khi tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, cán bộ thường kiểm tra toàn bộ các nội dung về nghĩa vụ thuế của ĐTNT, việc đánh giá rủi ro có áp dụng nhưng ở mức độ thấp. Thời gian kiểm tra, thanh tra tại cơ sở còn bị kéo dài do việc kiểm tra, thanh tra toàn bộ các nội dung liên quan đến nghĩa vụ thuế, thời gian thu thập tài liệu nhất là các tài liệu đối với các đối tác nước ngoài, thời gian xác minh hoá đơn còn kéo dài...Với trường hợp ĐTNT có sử dụng hoá đơn của công ty bỏ trốn, công tác xác minh hoá đơn mới chỉ mang tính hình thức về việc kê khai, còn không nắm rõ được bản chất của hoạt động mua bán có thực hay không. Thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý vi phạm do quan điểm và hướng dẫn của Tổng cục thuế chưa được cụ thể.

Khi tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh, các nghiệp vụ như thăm quan cơ sở kinh doanh, phỏng vấn chưa được đề cao và áp dụng một cách khoa học, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra, thanh tra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế tỉnh bình dương (Trang 50 - 51)