Phát triển bảo hiểm trong xu thế mở cửa

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của bảo việt (Trang 43)

II/ Phân tích năng lực cạnh tranh của Bảo Việt nhân thọ

2.6. Chiến lược kinh doanh

2.6.1. Phát triển bảo hiểm trong xu thế mở cửa

Đảng và Nhà nước tiếp tục các chính sách đổi mới nền kinh tế. Nhiều thành quả kinh tế quan trọng đã đạt được như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,5 %; Kinh tế phát triển ổn định,( tuy nhiên lạm phát năm 2007 và những tháng đàu năm 2008 ở mức 2 con số)…Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 300 USD năm 1996 lên đến 430 USD năm 2001 và đạt khoảng trên 750 USD năm 2007 đã là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm trong nước.

Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật doanh nghiệp điều này đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp theo đường lối nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.

Điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự hình thành thị trường bảo hiểm, xố bỏ cơ chế độc quyền Nhà nước, cho phép thành lập thêm các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế, mở cửa cho các cơng ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, liên doanh với nước ngoài vào hoạt động, cuộc cạnh tranh về kinh doanh bảo hiểm đã thực sự bắt đầu.

40

Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên tạo ra mơi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm, buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải cố gắng vươn lên thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Tính đến cuối năm 2007, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam cĩ 40 doanh nghiệp bảo hiểm và mơi giới bảo hiểm: 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 9 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 01 doanh nghiệp chuyên tái bảo hiểm và 08 doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm…, dưới các hình thức doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp Nhà Nước, Cơng ty cổ phần, Cơng ty liên doanh gĩp vốn và cơng ty 100% vốn nước ngoài. Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đã phủ kín các địa bàn khắp cả nước, đáp ứng được một phần khá lớn nhu cầu đa dạng ngày càng cao của thị trường về các loại hình dịch vụ bảo hiểm.

Nắm bắt được tình hình, phát huy thế mạnh sẵn cĩ của cả hệ thống và kinh nghiệm 44 năm qua. Bảo Việt đã cĩ nhiều đổi mới trong tất cả các lĩnh vực và đã đạt được những kết quả khả quan. Vị thế của Bảo Việt ngày càng được củng cố, thị phần tuy cĩ giảm do bị chia sẻ vì cĩ thêm nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động, nhưng tốc độ tăng trưởng luơn được duy trì ở mức cao, tổng doanh thu ngày càng lớn, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh luơn ổn định và gia tăng.

Nhận định tình hình cĩ nhiều biến đổi, cạnh tranh phi nhân thọ ngày một quyết liệt hơn khi thị trường cĩ sự gĩp mặt của các cơng ty bảo hiểm chuyên ngành như dầu khí, xăng dầu, bưu điện… Bộ Tài Chính đã cho phép chính thức thành lập Bảo Việt Nhân thọ và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 . Từ bước đi này Bảo Việt đã hoạch định một hướng phát triển mới cho sự tồn tại và phát triển, kinh doanh đứng vững trên cả hai lĩnh vực : bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

Cho đến nay sự phát triển thành cơng của Bảo Việt Nhân thọ đã khẳng định chiến lược đúng đắn của Bảo Việt. Điều này đã đảm bảo cho Bảo Việt tiếp tục cĩ một vị thế giữ vai trị chủ đạo trên thị trường .

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt được bắt đầu triển khai từ tháng 8/1996 với 2 sản phẩm An sinh giáo dục và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp 5-10 năm với doanh thu 997 triệu đồng với 1.200 hợp đồng. Đến cuối năm 1997 số hợp đồng đã là 37.550 và doanh thu 17 tỷ đồng. Đến cuối 2003 doanh thu đã đạt 2.675 tỷ đồng của 1.6 triệu hợp đồng. Và đến 2007 doanh thu

41

của Bảo Việt Nhân thọ 3.286 tỷ đồng, quản lý trên 4 triệu hợp đồng đang cĩ hiệu lực.

Năm 2000- năm đầu tiên một mình Bảo Việt Nhân thọ phải đương đầu cùng một lúc với 3 cơng ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài và 1 liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Nhưng cũng năm 2000 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Bảo Việt Nhân thọ với tốc độ tăng trưởng 90% và doanh thu của Bảo Việt nhân thọ tương đương với doanh thu của phi nhân thọ gần 1.000 tỷ đồng.

Năm 2001, với tốc độ tăng trưởng 64% doanh thu Bảo Việt Nhân thọ vượt doanh thu phi nhân thọ và quản lý số 1 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Đội ngũ của cán bộ nhân viên khơng ngừng được tăng thêm về số lượng và chất lượng. Năm 2007 tồn Bảo Việt cĩ trên 5.000 cán bộ và trên 25.000 tư vấn viên gĩp phần tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho xã hội.

Tổng doanh thu của Bảo Việt tăng trưởng nhanh, bình quân 17% trong đĩ cĩ sự gĩp mặt đáng kể của doanh thu bảo hiểm nhân thọ. Các quỹ dự phịng tăng trưởng nhanh chĩng, điều đĩ nĩi nên sự tăng cường khả năng tài chính của doanh nghiệp, vừa cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của Bảo Việt là lợi nhuận thực chất và đảm bảo năm sau luơn cao hơn năm trước.

Tình hình thế giới cũng cĩ những tác động khơng nhỏ đến hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt –Mỹ được Quốc hội hai nước thơng qua và cĩ hiệu lực từ ngày 10/12/2001, Việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương maị thế giới WTO. Đây là mốc thời gian để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đề ra các mục tiêu chiến lược phấn đấu trong các năm tới để đáp ứng với tình hình cạnh tranh và hội nhập quốc tế .

Thị trường bảo hiểm Việt nam phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh khốc liệt từ bên ngồi :

- 12/2004 bỏ hạn chế gia nhập thị trường đối với liên doanh bảo hiểm cĩ vốn Hoa kỳ.

- Năm 12/2006 xố bỏ hạn chế gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp 100% vốn Hoa kỳ.

- Năm 12/2007 xố bỏ hạn chế đối với phạm vi kinh doanh các loại bảo hiểm bắt buộc.

42

Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam khơng hẹp hơn những cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ. Bảo Việt cùng các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đang bước vào một thời kỳ mới với những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và tồn diện.

Hội nhập sẽ đem đến nhiều cơ hội thách thức cho các cơ quan quản lý bảo hiểm, các doanh nghiệp và cũng như người tham gia bảo hiểm. Do đĩ phải cĩ những đánh giá khách quan và tồn diện về những tác động nhiều mặt của hội nhập, trên cơ sở đĩ mỗi chủ thể tham gia thị trường phải tích cực hơn nữa chuẩn bị cho hội nhập một cách tự tin và tìm cho mình một lối đi riêng, một chiến lược hành động riêng nhằm đứng vững và phát triển trong cạnh tranh hội nhập.

Các doanh nghiệp nước ngồi thì cho rằng mở cửa thị trường sẽ cĩ cái lợi vì doanh nghiệp trong nước học tập được kinh nghiệm quản lý, hoạt động, triển khai các dịch vụ mới, đặc biệt khách hàng được chăm sĩc tốt do thị trường thêm sức cạnh tranh. Tuy nhiên ngược lại, nếu ngành bảo hiểm trong nước khơng vững vàng, khai thác các lợi thế sẵn cĩ thì sẽ rất dễ mất thị phần.

Bảo Việt Nhân thọ lần đầu tiên sau 9 năm liên tục phải chia sẻ thị phần với các cơng ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài và liên doanh, hiện tại thị phần Bảo Việt Nhân thọ vẫn tiếp tục giảm nhưng doanh số càng ngày càng cao, vẫn đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh ngày nay “ thà ăn 1 phần chiếc bánh lớn cịn hơn cả

chiếc bánh nhỏ” mặc dù 2 năm trở lại đây Bảo việt Nhân thọ đã nhường ngơi vị

số 1 cho Prudential.

Thời gian qua, Bảo Việt Nhân thọ khơng ngừng đưa ra các sản phẩm bảo hiểm trọn gĩi đi kèm những quyền lợi miễn phí để thu hút khách hàng như: An sinh giáo dục, An gia thịnh vượng, An gia tài lộc... Bảo Việt Nhân thọ cũng là đơn vị đầu tiên cung cấp các dịch vụ bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nhiều người dân Việt nam khi cĩ nhu cầu khi nghỉ hưu trong giai đoạn ngành bảo hiểm xã hội tại Việt nam chưa phát triển như hiện nay. Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn. Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và cĩ mức hưởng thụ cao. Chẳng

43

hạn, quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam đến nay đã cĩ nhiều thay đổi, đặc biệt ở các thành phố lớn. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để cĩ thể sống độc lập về tài chính, khơng phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân. Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Việt Nam chưa hồn thiện. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, đến nay mới chỉ cĩ khoảng 11% dân số Việt Nam, chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nhà nước và cơng chức được hưởng chế độ bảo

hiểm xã hội của nhà nước. Đáng chú ý, thu nhập từ tiền lương bảo hiểm xã hội

ngày càng khơng đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao và sự tăng giá tiêu dùng. Thực trạng trên tạo cơ sở cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Trên thực tế, ở Việt Nam đã hình thành một số quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện, như bảo hiểm hưu trí của nơng dân.

2.6.2. Tốc độ phát triển về doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ.

(Phụ luc: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BVNT qua các năm 2002-2007 )

Bảng 1: Thống kê doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ từ 2002 đến 2007

Năm kinh doanh Doanh thu

(tỷ đồng)

Tăng doanh thu

( tỷ đồng) Tăng trởng (%) 2002 2.165 654 43,28% 2003 2.672 507 23,42% 2004 2.930 258 14,15% 2005 3.050 120 4,1% 2006 3.150 100 3,28% 2007 3.286 136 4,31%

Nhận thấy doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ những năm đầu mới triển khai cĩ sự gia tăng đột biến cả về doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng do lúc này cung trên thị trường (chỉ cĩ Bảo Việt), cuối năm 1999, đầu năm 2000 các đối thủ bắt đầu ra nhập thị trường nhưng cịn đang trong giai đoạn sơ khai. Cầu trên thị trường

44

cịn nhiều tiềm năng. Kể từ 2002 khi đối thủ cạnh tranh bắt đầu tham gia mạnh mẽ trên thị trường thì sự tăng trưởng doanh thu của Bảo Việt vẫn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ tăng trưởng đã cĩ chiều hướng giảm sút đáng kể. Nhận định chung, nếu trong thời gian tới Bảo Việt Nhân thọ khơng cĩ biện pháp mạnh mẽ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, thì doanh thu khơng thể giữ được sự tăng trưởng “2 con số” như những năm đầu khi triển khai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nữa mà cĩ chiều hướng giảm tăng trưởng xuống cịn “1 con số” như mấy năm gần đây.

* Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ :

Qua bảng xác định kết quả lãi lỗ của Bảo Việt Nhân thọ trong 5 năm gần đây cho thấy Bảo Việt Nhân thọ đã cố gắng tìm mọi biện pháp thúc đẩy doanh thu tăng trưởng và hiệu quả để giảm lỗ kỹ thuật là bắt đầu đến điểm hoà vốn và cĩ lãi vào năm 2003 như sau:

Bảng 2: Kết quả kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt 2003-2007

Năm kinh doanh Lãi(+)/ lỗ (-)( tỷ đồng) Ghi chú 2003 +35,240 Bắt đầu cĩ lãi 2004 +150,032

Tăng trưởng lợi nhuận

2005 +220,450

Tăng trưởng lợi nhuận

2006 +301,40 Tăng trưởng lợi nhuận

45

Sơ đồ 1 : Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ 2003-2007

0 50 100 150 200 250 300 350 l·i

Sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm đã đĩng gĩp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tạo lập mơi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các tổ chức kinh tế, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển đất nước và cải thiện một phần cuộc sống của các tầng lớp dân cư.

* Thị phần của Bảo Việt Nhân Thọ:

Bảng 3 : Doanh thu và thị phần của Bảo Việt Nhân thọ từ năm 2002-2007

Năm Doanh thu thị trường (tỷ

đồng)

Tăng trưởng

Doanh thu Bảo Việt Nhân thọ Thị phần 2002 4.646 36% 2.165 46,60% 2003 6.296 21% 2.769 43,98% 2004 7.325 17% 2.930 40,07% 2005 7.629 4% 3.050 39,98% 2006 8.000 4,8% 3.150 38,60% 2007 9.438 11,8% 3.286 34,82%

Qua các số liệu trên chúng ta nhận thấy: Mặc dù doanh thu của bảo việt nhân thọ cĩ tăng trưởng hàng năm, nhưng thị phần ngày càng giảm do phải chia sẻ thị phần cho các đối thủ. Nhưng điều đặc biệt là kể từ năm 2006, Bảo việt nhân thọ khơng cịn giữ ngơi vị số 1 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ nữa mà phải nhường cho Prudential và chấp nhận ở vị trí số 2. Đây cũng là điều trăn trở

46

cho các nhà điều hành của Bảo việt nhân thọ trong những năm tiếp theo để làm sao trở về ngơi vị cũ- vị trí số 1 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam

Việc phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường cũng đồng nghĩa với sức ép cạnh tranh đối với Bảo Việt Nhân thọ ngày càng tăng cao và hệ quả tất yếu là sự chia sẻ về khách hàng và thị phần, là khĩ khăn trong tuyển dụng đại lý…đồng thời doanh nghiệp cịn phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho việc nghiên cứu thị trường; thiết kế sản phẩm mới; tăng cường quảng cáo; chi trả hoa hồng, khen thưởng, tìm kiếm đại lý mới… Thêm nữa, mặc dù Bảo Việt Nhân thọ cĩ lợi thế ra đời trước với một lượng khách hàng dồi dào và luơn tin tưởng, đồng thời cịn cĩ hệ thống các cơng ty thành viên tại tất cả các tỉnh thành trên tồn quốc, song lại vấp phải những hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh của Bảo hiểm nhân thọ, về những quy định chặt chẽ trong cơ chế tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước …nên phần nào cũng đã ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và khả năng thu hút khách hàng.

Bảo Việt Nhân thọ cịn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các loại hình sản phẩm, dịch vụ thay thế trên thị trường. Trước hết phải kể đến sự sát nhập của Bảo hiểm Xã Hội và Bảo hiểm Y Tế đã làm tăng mạnh quy mơ cũng như địa bàn hoạt động của định chế tài chính này, tạo ra một sức ép cạnh tranh rõ rệt đối với các loại hình bảo hiểm con người, bảo hiểm nhân thọ… Bên cạnh đĩ các dịch vụ ngân hàng, chứng khốn, tiết kiệm bưu điện … cũng đang ngày càng nở rộ và đa dạng hố dịch vụ nhằm thu hút tối đa vốn nhàn rỗi trong dân, khiến cho hoạt động kinh doanh Bảo Việt Nhân thọ gặp phải khá nhiều trở ngại đặc biệt những tháng đầu năm 2008 này do biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong nước và trên thế giới gây khĩ khăn rất lớn trong kinh doanh của khơng chỉ Bảo việt nhân thọ mà cịn tới cả thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam.

*Mơi trường đầu tư cịn nhiều hạn chế:

Một lĩnh vực hoạt động quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm là tìm cách đầu tư sao cho vừa phù hợp với khả năng của mình, vừa đảm bảo mức sinh lời cao nhằm trước hết là để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận và phát triển.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của bảo việt (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)