Cuộc đối đầu Tây Sơ n Nguyễnánh 1 Nội bộ lủng củng của nhà Tây Sơn

Một phần của tài liệu Lịch sử VN – (Phần 2) (Trang 70 - 71)

1. Nội bộ lủng củng của nhà Tây Sơn

Vua Quang Trung làm vua được bốn năm thì mất (1792), con là Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ nên không đủ sức gánh vác việc triều đình. Mọi việc đều doThái sư Bùi Đắc Tuyên quyết đoán. Bùi Bắc Tuyên là anh ruột của bà Thái hậu, càng ngày càng chuyên quyền. Các quan trong triều kẻ theo Tuyên, kẻ chống lại nên mất đoàn kết. Đến năm 1795, mâu thuẫn bùng nổ, Vũ Văn Dũng đem quân vây bắt cả nhà Tuyên rồi dìm xuống sông cho chết. Trần Quang Diệu đang vây thành Diên Khánh chống quân Nguyễn ánh, nghe tin liền giải vây kéo quân về Phú Xuân, đóng quân ở bờ Nam sông Hương. Vũ Văn Dũng đem quân đóng ở bờ Bắc chống cự lại. Vua Cảnh Thịnh phải đứng ra khuyên giải, các tướng mới giảng hòa với nhau. Nhưng chẳng bao lâu sau, Trần Quang Diệu lại bị thu hết binh quyền, chỉ còn giữ được chức tại triều mà thôi. Từ đấy triều đình Tây Sơn càng nát, vua không đủ uy để điều khiển các quan, tướng tá thì ganh ghét xâu xé lẫn nhau trong khi thế lực của Nguyễn ánh ngày một mạnh ở Gia Định.

2. Sự hưng khởi của Nguyễn ánh- Nguyễn ánh trở lại Gia Định - Nguyễn ánh trở lại Gia Định

Thế lực của Nguyễn ánh, trong khi ấy, đang dần dần lớn mạnh tại Gia Định. Nguyễn ánh chỉnh đốn lại xã hội tại đây về mọi lĩnh vực từ quân sự đến kinh tế, phong tục, luật pháp.

Nguyễnánhkhông cho dân chúng đánh cờ bạc, không xâm phạm đến tín ngưỡng của dân chúng nhưng nghiêm cấm phù thủy đồng bóng.

Nguyễn ánh rất chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp. Ông phát trâu bò và công cụ cho nông dân. Ngoài ra, còn có các quan điền tuấn trông coi các việc liên quan đến nông nghiệp. Như thế, Nguyễn ánh đã đặt được nền móng kinh tế vững chắc cho vùng lãnh thổ của mình.

Đồng thời với các hoạt động kinh tế, Nguyễn ánh tăng cường các hoạt động quân sự. Ông tích cực cho đóng chiến thuyền, thao luyện quân sĩ. Bá Đa Lộc không xin được viện trợ của triều đình Pháp, nhưng lại mộ được gần 20 sĩ quan, kỹ sư người Pháp về giúp cho Nguyễn ánh. Từ đó thế lực của Nguyễn ánh mỗi ngày một mạnh chỉ chờ cơ hội ra đánh phá Tây Sơn.

Một phần của tài liệu Lịch sử VN – (Phần 2) (Trang 70 - 71)