Nguyễn Nhạc xưng vương rồi xưng đế

Một phần của tài liệu Lịch sử VN – (Phần 2) (Trang 63 - 64)

I. Tình hình Đại Việt trong ba thập niên cuối thế kỷ XVIII 1 Bối cảnh xã hội Đàng Trong

3. Nguyễn Nhạc xưng vương rồi xưng đế

Sau khi Hoàng Ngũ Phúc kéo quân đi rồi, Nguyễn Nhạc lo xây dựng lực lượng. Ông cho đắp thành Đồ Bàn cao hơn và chắc chắcn hơn. Bên trong thành Đồ Bàn, Nguyễn Nhạc cho xây lên những tòa cung điện bằng đá ong. Ngoài ra ông còn cho tích trữ lương thực, luyện tập binh lính, điểm duyệt tướng sĩ, thu dùng đủ hạng người từ những người phiêu bạt cho đến các hào kiệt bất đắc chí. Nhờ thế Nguyễn Nhạc được rất nhiều người phò theo.

Qua năm 1776 Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương, lấy Đồ Bàn làm Kinh Đô và đúc ấn vàng. Nguyễn Huệ được phong làm Phụ chính, Nguyễn Lữ làm Thiếu phó. Nguyễn Nhạc còn sai người thông hiếu cùng Chúa Trịnh, được chúa Trịnh phong cho Quảng Nam Trấn thủ, Tuyên úy Đại sứ, Cung quốc công.

Thực lực của Tây Sơn ngày càng lớn, Nguyễn Nhạc tính đến việc chiếm đánh đất Gia Định, truy đuổi chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ được lệnh dẫn hai đạo quân thủy bộ vào đánh lấy Gia Định. Họ đuổi được chúa Nguyễn và Đông cung Dương (đã trốn được vào Gia Định từ trước) đến Long Xuyên thì bắt được và giết chết cả hai tại đó. Chỉ có Nguyễn ánh, con của Nguyễn Phúc Luân là chạy thoát.

Dẹp được chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Nhạc lên ngôi vua. đặt niên hiệu là Thái Đức, đổi tên Kinh đô Đồ Bàn thành Hoàng đế thành, phong Nguyễn Huệ là Long Nhượng Tướng quân (1778).

Nguyễn Huệ là người có thiên tài về quân sự, binh cơ của ông thần tốc, hiệu lệnh rất nghiêm minh. Ông tung hoành từ Nam ra Bắc, phá vỡ hai thế lực cát cứ là họ Nguyễn và họ Trịnh, tạo tiền đề cho sự thống nhất của đất nước về sau.

Một phần của tài liệu Lịch sử VN – (Phần 2) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w