Nhân vật tiêu biểu

Một phần của tài liệu Lịch sử VN – (Phần 2) (Trang 40 - 41)

Triều đại nhà Lê ghi vào sử sách những nhân vật anh hùng, lỗi lạc độc đáo như Lê Lợi, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Lê Lai (?-1419) liều mình cứu chúa; Nguyễn Chích (1382 -1448), danh tướng đã đưa ra chiến lược lấy Nghệ An làm hậu phương lớn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Nguyễn Xí (1398 - 1465), vị tướng trẻ đã bắt sống được hai tướng Minh là Hoàng Phúc và Thôi Tụ; Trần Nguyên Hãn (?-1428), người chiến thắng trận Xương Giang; Lê Thánh Tông, bậc minh quân của lịch sử Việt Nam; nhà toán học Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441-?); sử gia Ngô Sĩ Liên, tác giả cuốn Đại Việt sử ký toàn thư; Tổ nghề in, nhà văn Thám hoa Lương Nhữ Học... và đặc biệt là Nguyễn Trãi, một con người toàn tài, đã được UNESCO phong làm danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Trãi không những giỏi thơ phú, văn chương mà còn là một nhà chính trị uyên bác đồng thời lại tinh thông luật pháp, địa lý, lịch sử... Thêm vào đó, ông đã cống hiến hết mình cho sự

nghiệp giải phóng dân tộc, cho công cuộc xây dựng đất nước và đào tạo các thế hệ tiếp nối. Cuộc đời của con người sống vì lý tưởng ích quốc lợi dân ấy, éo le thay, lại gặp phải thảm cảnh "tru di tam tộc".

Nguyễn Trãi vốn là dòng dõi Trần Quang Khải về phía mẹ, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, Tư đồ dưới thời Trần Nghệ Tông. Phía nội của Nguyễn Trãi lại là nhà khoa bảng. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đổ Bảng nhãn vào năm 1374.

Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi đem hết tài năng, sức lực phò trợ cho Lê Lợi. Những chiến thuật chiến lược của ông đã được Lê Lợi sử dụng thành công trong công cuộc đánh đuổi quân Minh. Tư tưởng lớn của ông "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường bạo" là đường lối của cuộc kháng chiến. áng văn bất hủ "Bình Ngô đại cáo" là bản tuyên ngôn về sự độc lập, tự cường của dân tộc.

Cuộc kháng chiến thành công, là người có công lớn, Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tổ phong tước hầu và ban cho quốc tính. Ông đứng đầu hàng ngũ quan văn, nhận trọng trách soạn thảo các chiếu, chỉ của vua. Về sau, ông phụ trách các kỳ thi tiến sĩ. Vụ án Lệ chi viên xảy ra, ông bị giết oan. Hai mươi hai năm sau, năm 1464, dưới triều bậc minh quân Lê Thánh Tông, ông mới được minh oan.

Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm bất hủ. Ngoài "Bình ngô đại cáo", ông là tác giả của công trình Lam Sơn thực lục, viết về lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Luật thư, nền tảng cho pháp chế thời Lê; Dư địa chí, ghi chép về địa lý Đại Việt; Băng Hồ di sự lục, viết về Trần Nguyên Đán, úc Trai thi tập...

Năm 1980, ghi nhận về giá trị của cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, tổ chức UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

Một phần của tài liệu Lịch sử VN – (Phần 2) (Trang 40 - 41)