III. Thuận lợi và khó khăn trong năm 2008: 1.Thuận lợi:
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
5.1 Mục đích.
- Nhằm xây dựng chính sách tín dụng hoàn thiện hơn, hạn chế rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng. Trên cơ sở vẫn đảm bảo mục tiêu đạt được trong năm kế hoạch đề ra của Ngân hàng trong năm 2009.
- Tạo ra sự cân đối trong công tác quản lý nợ, lợi nhuận và sự phát triển của Chi Nhánh.
- Dự đoán được những rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải trong công tác thẩm
định quản lý nợ của Ngân hàng.
- Hình thành phương pháp quản lý nợ và theo dõi khách hàng hiệu quả hơn.
5.2 Ý nghĩa.
Làm cơ sở để thực hiện công tác tín dụng mang tính khoa học và hiệu quả hơn và phù hợp với các quy định pháp luật. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Phòng ban để thực hiện công việc thuận lợi.
Dựa vào quy trình cho vay để Ngân hàng thiết lập các thủ tục hành chính, thiết lập các thủ tục cho vay phù hợp với quy định của Pháp luật, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại hình cho vay của Ngân hàng cũng như kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng. Vừa tạo ra tính chặt chẽ của pháp lý vừa mang lại sự hài lòng của khách hàng, cởi mở của khách hàng.
5.3 Nội dung của giải pháp. 5.3.1 Công tác thẩm định. 5.3.1 Công tác thẩm định.
Trong công tác thẩm định khách hàng.
Việc tiếp xúc đầu tiên với khách hàng là cơ sở đầu tiên đểđánh giá thái độ và sự
sẵn lòng trả nợ vay của khách hàng. Vì vậy trong công tác thẩm định đạo đức của khách hàng, để khai thác được một số đức tính của khách hàng, chúng ta cần phân rõ các nội dung để khai thác từ khách hàng nhằm đưa ra những nhận định đúng đắn hơn. Như phân tích 5C.
Character – Tư cách của khách hàng vay.
Được thể hiện qua mục đích vay, ý định trả nợđược thể hiện trên một phương án nhất định, có các chứng từ minh bạch đảm bảo cho khả năng chi trả của mình. Sự trung thực trong cung cấp các tư liệu liên quan đến tình hình tài chính. Trong cách cư xử, hay thái độ cử chỉ của khách hàng trong giao tiếp được thể qua tư thế, giọng nói, và nhất quán trong nội dung trả lời các vấn đề của Ngân hàng đề ra. Ngoài ra, Ngân hàng cần khảo sát tình hình nợ của khách hàng trong quá khư, thông qua mua thông tin từ CIC1. Việc thăm dò ý kiến người xung quanh nơi cư trú của khách hàng hay cơ quan nhà nước quản lý nơi cư trú của khách hàng cũng là những nguồn thông tin bổ ích cho công tác đánh giá tư
cách khách hàng.
Capacity - Khả năng vay vốn của khách hàng.
Ngoài những yêu cầu pháp luật quy định đối với năng lực đi vay của khách hàng (năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự…) Đòi hỏi khách hàng phải có năng lực về tài chính như tài sản đảm bảo, vốn tự có…Hiện nay, có những trường hợp bảo lãnh bên thứ 03, công tác thẩm định bảo lãnh bên thứ 03 cũng cần được thẩm định theo đúng trình tự thẩm định đối với khách hàng vay vốn.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn, kiến thức, khả năng am hiểu lĩnh vực ngành nghề
kinh doanh, phân tích thị trường và các kiến thức cập nhật thường xuyên trên: truyền hình, báo, đài… cũng góp phần thể hiện năng lực đi vay của khách hàng.
Cash – Khả năng tạo ra tiền của khách hàng.
Các nguồn thu nhập tạo ra tiền của khách hàng bao gồm:
+ Nguồn thu từ dự án đầu tư, ngành nghề kinh doanh; đối với các loại hình vay vốn mở rộng quy mô, cần đánh giá sự phát triển tình hình từ quá khứ, những biến động thị
trường tại thời điểm hiện tại và dựđoán tương lai.
Trong việc thẩm định phương án, Ngân hàng nên xét các dòng tiền vào và các dòng tiền ra của phương án. Thông qua đó sẽ xác định dòng tiền ròng (dòng tiền vào trừ dòng tiền ra), Ngân hàng sẽ xác định được thời gian phương án có thể đảm bảo được khoản vay. Như vậy, có thể giảm bớt được gánh nặng giám sát phương án khách hàng, thời gian giám sát việc sử dụng vốn vào phương án chi trong thời gian đầu cho đến khi phương án tạo ra được dòng tiền ròng có thể thanh toán nợ cho Ngân hàng. Khoản thời gian sau đó nhân viên Ngân hàng có thể giãn lịch trình kiểm tra đối với các phương án đã tạo ra được dòng tiền ròng lớn hơn khoản vay Ngân hàng. Đối với những phương án mang tính thời vụ, cần xác định sau bao nhiêu vụ khách hàng đã có thể thanh toán khoản vay. Thông qua
đó, sẽ xác định được thời hạn tín dụng khách hàng phù hợp hơn.
+ Thu nhập từ lương đây là nguồn đảm bảo quan trọng nhất của khách hàng. Ngoài ra cần tìm hiểu thu nhập, sự sẵng lòng trả thay của người thân trong gia đình khách hàng hay người bảo lãnh.
+ Giá trị tài sản thanh lý, các tái sản thuộc quyền sở hữu khách hàng nhưnơ không
được đem bảm đảm trong họp đồng vay như: nhà, xe, phương tiện sinh hoạt… Thông qua các giá trị tài sản đểđánh giá được đức tính của khách hàng, khách hàng sử dụng vốn của mình như thế nào, đúng mục đích, tiết kiêm hay phung phí….
Collateral – Khả năng đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp.
Trong công tác thẩm định giá trị tài sản ngoài việc xác minh tính chính xác và hợp pháp về quyển sở hữu tài sả, việc định giá tài sản cần dựa trên yếu tố giá trị thị trường của tài sản như nhu cầu tài sản đó ngoài thị trường đó như thế nào, giá cả cao hay thấp hơn so với giá trị còn lại của tài sản hay giá trị của nhà nước định ra…. Đảm bảo tài sản
đủđảm bảo khoảng vay, vừa có tính thanh khoản cao hơn. Giúp Ngân hàng thu hồi vốn nhanh hơn khi có rủi ro nảy sinh từ khả năng thanh toán nợ của khách hàng.
Conditions – Điều kiện môi trường có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngân hàng đánh giá ngành nghề của khách hàng hoạt động, những điều kiện môi trường, môi trường kinh tế có thể ảnh hưởng đến khoản vay, những ngành nghề chịu nhiều yếu tố của sự thay đổi môi trường như: dịch bênh, sâu rầy…. và cả những ngành nghề xuất khẩu chịu sự cạnh tranh, bảo hộ của Chính phủ các nước nhập khẩu, cũng cần có những điều chỉnh hạn mức cho vay hay giảm tỷđảm bảo tài sản để giảm rủi ro.
5.3.2 Công tác quản lý nợ.
Mục đích: nhằm ràng buộc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và thực hiện
đúng theo hợp đồng.
Ngoài việc phân nhóm nợ theo từng loại hình, trong công tác quản lý nợ cần theo nguyên tắc phân chia địa bàn quản lý và định kỳ kiểm tra các địa bàn phải cùng lúc, tức trong cùng địa bàn một nhân viên phụ trách tiếp nhận hồ sơ vay, theo dõi giám sát nợ, trong hợp đồng tín dụng cố gắng thuyết phục khách hàng thanh toán lãi, vốn trong cùng khoảng thời gian cho tất cả các khách hàng trong địa bàn.
Việc thỏa thuận không thống nhất thời điểm trả nợ Ngân hàng theo đúng định kỳ, một cán bộ quan hệ khách hàng có thể tốn nhiều thời gian để liên lạc hay đi công tác nhiều lần trên một địa bàn để thu nợ. Sự xuất hiện nhiều lần của nhân viên Ngân hàng trên cùng địa bàn quản lý trong thời gian ngắn sẽ khiến khách hàng tưởng rằng Ngân hàng không tin tưởng mà giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, việc sếp thời gian thu nợ một nhóm khách hàng trên cùng địa bàn có thể giúp công tác quản lý nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian.
Thông qua việc đi thu nợ một nhóm khách hàng trên cùng địa bàn việc thu thập thông tin của khách hàng này thông qua khách hàng khác cung cấp thông tin, đây sẽ là những thông tin đáng tin cậy và hữu ích,
Thời điểm chuyện nợ quá hạn sau 09 ngày kể từ ngày đến hạn. Cần phân nhóm khách hàng vào các nhóm báo nợ đến hạn theo từng địa bàn thuận lợi hay khó khăn để
thông báo cho khách hàng vào từng thời gian thích hợp. Có những khách hàng có thể
thông báo trong phạm vi 09 ngày sau ngày đến hạn, nhưng cũng có những khách hàng cần thông báo ngay ngày đến hạn hoặc sớm hơn.
Vì vậy, đối với các khoản nợ là tín chấp thì cần thông báo thường xuyên hơn cho cơ
quan chủ quản (nơi khách hàng đang công tác) khách hàng hàng tuần (07 ngày) về tình hình nợ của khách hàng. Và trao đổi thông tin từ cơ quan quản lý khách hàng, để xem tình hình công tác của khách hàng nơi công tác có những biến động xấu hay không, có khả năng khách hàng bị sa thải hay chuyển công tác do thiếu trách nhiệm hay không sử
dụng vốn đúng mục đích.
5.3.3 Quản lý nhân viên Ngân hàng.
Thực hiên thưởng phạt phân minh, chính sách thưởng công khai kích thích nhân viên phấn đấu trong làm việc, cần thiết lập hệ thống thưởng theo mô hình bật thang. Cấp trên giám sát chấm điểm xếp hạng cấp dưới, giải thưởng phân ra nhiều cấp độ khác nhau. Xếp hạng khen thưởng đảm bảo khoảng 70% nhân viên được xếp hạng khen thưởng. Tuy nhiên, hạn chế khen thưởng bằng vật chất có giá trị lớn, điều đó sẽ khiến nhân viên chạy theo phần thưởng mà bỏ quên công tác thẩm định hạn chế rủi ro tín dụng. Lập nên danh sách khen thưởng hàng quý, thông báo công khai các Phòng thành quy chế của từng bộ
Bên cạnh khen thưởng thì công tác phạt cũng được phân theo mức độ xử lý. Theo ý kiến đề xuất, không nên khiển trách công khai, từng Phòng ban không nên khiển trách công khai trước tất cả các Phòng ban, hạn chế công bố những sai sót nhân viên gặp phải. Hình thức phạt, nợ quá hạn phát sinh sẽ bị trừ điểm trong xếp hạng khen thưởng và thi
đua.
Trong chỉ tiêu tín dụng được các cấp đề xuất, nên chia theo từng mục tiêu cụ thể và thời gian thực hiện từng mục tiêu đó, nhưđịnh hướng phát triển năm 2009 mục tiêu phấn
đấu doanh số cho vay đạt 909 tỷđồng, theo ý kiến nên chia ra các con số cụ thể cho từng nhóm khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, loại hình vay…. Trong từng quý, các mục tiêu phù hợp với nhu cầu vốn từng quý, không nên chia để thúc đẩy thực hiện toàn bộ chỉ
tiêu đề ra trong một thời gian ngắn. Thông qua báo cáo tình hình cho vay của năm 2008 và năm 2007 (báo cáo Chi Nhánh và phỏng vấn trực tiếp) thì doanh số cho vay cao nhất thường diễn ra trong Quí 2 (tháng 4-5-6) nên theo tôi cần phân định doanh số cho vay thời gian này cao hơn từ 2-3% doanh số cho vay so với các Quí khác!
Điều đó không phù hợp với thị trường hay khả năng của nhân viên, có thể trong 01 năm thời điểm thị trường cần vốn nhiều nhất vào Quý 1 để bổ sung vốn hay mở rộng thì trường theo kế hoạch năm mới, thì nên đặt mục tiêu doanh số cho vay cao trong thời
điểm quý 1 và phân bổ phù hợp các Quý còn lại.
Ngoài ra, cần chú ý đến năng lực cũng như địa bàn nhân viên quản lý, những địa bàn chưa có điều kiện kinh tế cao không nên đặt ra chỉ tiêu cao mà cần đưa ra các mức phù hợp. Năng lực khả nhân viên cần được rèn luyện và đảm bảo sức khỏe, khi đặt ra các chỉ tiêu cao, nhân viên phải là việc với cường độ quá cao, ảnh hưởng đến khả năng sức chịu đựng cũng như khả năng quản lý giám sát cũng không đảm bảo an toàn cho khoản vay. Như vậy, rủi ro chính từ chính sách tín dụng của Ngân hàng.
5.3.4 Chuyển rủi ro cho bên thứ ba
Hiện nay, có một số sản phẩm bảo hiểm tiền vay Ngân hàng thông qua kết hợp với các Công ty Bảo Hiểm. Như sản phẩm cho vay được bảo hiểm đến 500 triệu của Ngân hàng Techcombank kết hợp với Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọđã được áp dụng từ năm 20072. Khai thác sản phẩm này có mặt hạn chế, lãi suất cho vay thực của Ngân hàng giảm, phần giảm đó được chuyển thành khoản phí Bảo Hiểm Ngân hàng phải trả thay cho khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm này nếu áp dụng đối với các khoản vay lớn, thì phần mất đi của lãi suất so với phần bù đắp rủi ro của Ngân hàng thì rõ ràng Ngân hàng có lợi hơn. Để giảm chi phí thấp nhất, thời hạn bảo hiểm trùng với thời hạn vay của Ngân hàng. Với hạn mức cấp tín dụng ứng với Chi Nhánh là có hạn, nếu triển khai được sản phẩm “ Cho vay được bảo hiểm” có thể giúp Chi nhánh nâng cao được hạn mức cấp tín dụng cao hơn nhưng rủi ro và trách nhiệm của Ngân hàng cũng giảm đi.
Tóm tắt chương:
Trình bày thực trạng quản lý rủi ro của Ngân hàng. Đề ra biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng trong suốt quá trình từ thẩm định đến hoàn tất một Hợp
đồng tín dụng.