Rủi ro trong quy trình tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng sacombank chi nhánh an giang (Trang 47 - 50)

III. Thuận lợi và khó khăn trong năm 2008: 1.Thuận lợi:

4.5.2Rủi ro trong quy trình tín dụng.

B ảng biểu 4.1.1: Doanh số cho vay theo loại hình.

4.5.2Rủi ro trong quy trình tín dụng.

Để nhận dạng được những rủi ro tín dụng Ngân hàng xuất phát từ đâu và nguyên nhân của từng thời điểm được cụ thể hóa qua sơđầu mô tả quy trình tín dụng tổng quát sau:

Sơđồ quy trình tín dụng ngắn hạn

Thẩm định hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ

vay vốn, hồ sơđảm bảo, khả năng trả nợ

của phương án

Xét duyệt ra quyết định cho vay, ký Hợp

đồng tín dụng

Ngoài trừ các nguyên nhân khách quan các nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng không được trình bày ởđây, nội dung của phần này tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân mà Ngân hàng có thể hoặc có khả năng kiểm soát và phát hiện để ngăn ngừa hay hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng.

Thông qua sơ đồ tín dụng trên, có thể thấy rủi ro tín dụng Ngân hàng xuất phát trong các giai đoạn sau:

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn

Đây là giai đoạn tiếp xúc đầu tiên giữa ngân hàng (cán bộ quan hệ khách hàng) với khách hàng. Thông qua trao đổi và tiếp nhận thông tin ban đầu, Ngân hàng có thể tìm hiểu mục đích vay vốn và đánh giá tư cách vay khách hàng, rủi ro có thể xảy ra ởđây là tư cách của khách hàng không đạt tiêu chuẩn để được sự hỗ trợ cho vay vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân đó xuất phát từ các nguyên nhân sau:

+ Khách hàng cố ý không cung cấp đầy đủ thông tin, cũng như cung cấp thông tin không minh bạch để đánh lừa Ngân hàng. Thông qua trao đổi khách hàng Ngân hàng có thể phát hiện được tư cách không tốt của khách hàng. Tuy nhiên, để phát hiện được tính cách khách hàng ngay từ giai đoạn này rất khó, phụ thuộc vào kinh nghiệm trong giao tiếp, và sự cảm nhận chủ quan của cán bộ giao tiếp. Ngoài ra, thêm một rủi ro nữa là khách hàng bị cán bộđánh giá không tốt và tư chối cho vay, đây là điều mà Ngân hàng không mong muốn, vì rủi ro này có tính lan truyền nhanh từ khách hàng bị từ chối. Khách hàng bị từ chối có thể chuyển sang vay ở Ngân hàng khác và truyền miệng với nhau về tính chuyên nghiệp của Ngân hàng từ không phải chỉ môt khách hàng Ngân hàng bị mất. Rõ ràng đây là tổn thất không nhỏđối với Ngân hàng.

+ Thông tin khách hàng thiếu được cập nhật: ở nguyên nhân này, một phần do hệ

thống thông tin chung của cả nền kinh tế, chỉ có những thông tin của khách hàng đã từng

được cấp tín dụng thông qua mua thông tin từ Thông Tin Tín Dụng Khách Hàng (gọi tắt là CIC). Như vậy tính cách hay độ tin cậy của khách hàng chỉđược biết đầy đủ đối với khách hàng cũ. Còn đối với khách hàng mới (chưa từng thực hiện quan hệ với Ngân hàng) thì nguồn thông tin sơ cấp thông qua khách hàng chưa đủ cơ sởđểđưa ra kết luận

đánh giá tư cách vay của khách hàng.

Thẩm định hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ vay vốn, hồ sơđảm bảo, khả năng trả

Ở giai đoạn thứ nhất có thể Ngân hàng không đủ cơ sở đểđánh giá tư cách khách hàng, thì ở giai đoạn này, có thể khắc phục cũng như tìm ra được lý do (cơ sở) để từ chối những khách hàng không đủ tiêu chuẩn để được cấp tín dụng. Tuy nhiên, giai đoại này cũng có những khuyết điểm của nó, khách hàng có thể vượt qua được sự đánh giá của Ngân hàng để nhận được sựđồng ý của Ngân hàng cấp tín dụng. Nguyên nhân đó là:

+ Trong thẩm định hồ sơ pháp lý Ngân hàng chỉ tiếp nhận những giấy tờ thông tin khách hàng từ bản sao (bản copy) nên tính chất pháp lý hồ sơ không đủ. Bên cạnh đó, khi có sựđối chiếu tính minh bạch hồ sơ phải tốn nhiều thời gian và công sức.

+ Trong công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, cơ sở thứ nhất thông qua biểu giá của cơ quan nhà Nước để định giá, bên cạnh đó là nhận định của cán bộ có kinh nghiêm hay thông qua nghiên cứu giá cả thị trường. Tại đây có 2 vấn đề cần đề cập:

Thứ nhất: giá trị tài sản bảo đảm không đủ để bảo đảm cho khoản vay của Ngân hàng, có thể giá trị đúng với giá mà Cơ quan nhà Nước quy định nhưng cái mà Ngân hàng quan tâm đó là khả năng thanh lý nhanh của tài sản, thời gian và mức giá mà tài sản

đó có thểđược thanh lý để chi trả khoản vay cho Ngân hàng.

Thứ hai: tài sản đảm bảo còn trong cuộc tranh chấp chưa xác định được quyền sở

hữu hợp pháp đươc khách hàng đem là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Hay tài sản bên thứ 3 bảo lãnh khoản vay cho khách hàng (bên vay)!

Xét về khía cạnh thẩm định nguồn thu nhập thực tế của khách hàng, cán bộ tín dụng chỉ có thể xác định được nguồn thu nhập cơ bản, nguồn thu nhập chính thông báo cáo lương, các bảng phụ cấp… các nguồn thu nhập này thường được báo cáo thấp hơn so với nguồn thu nhập thực tế của khách hàng (để trách những thuế…) các khoản thu nhập này có tính ổn định cao. Một số trường hợp, nguồn thu nhập này không đảm bảo đủ khoản vay của Ngân hàng nhưng nếu chấp nhận các nguồn thu nhập phụ của khách hàng thì tính pháp lý không cao, kèm theo đó là sự không ổn định của các nguồn thu nhập phụ. Nên khi xét nguồn thu nhập của khách hàng cần hạn chế những nguồn thu nhập không thường xuyên đểđảm bảo độ an toàn cho khoản vay.

Trong phương án vay của khách hàng, ngoại trừ các phương án phục vụ đời sống. Phương án này rất ít chịu sự biến động của thị trường và thực hiện phương án thì ngắn hơn so với thời hạn vay nên việc giám sát cung dễ dàng hơn so với các phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) hay đầu tư của khách hàng. Các phương án dài hạn có độ rủi ro cao hơn và chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố thị trường và năng lực của chủđầu tư. Một số lĩnh vực vượt ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng làm cho công tác thẩm

định gặp khó khăn. Việc áp dụng chỉ mã số khách hàng (CIF) để chấm điểm tín dụng của khách hàng còn nhiều điểm không phù hợp với việc chấm điểm khách hàng. Ví dụ như: các thông tin về lý lịch của khách hàng cũng được chấm điểm thông qua tên, số CMND, số điện thoại… về phương án SXKD hay đầu tư của khách hàng cũng chỉ là phần ước lượng các chỉ số của hiện tại nên độ chính xác không cao, thông thường các phương án

được cung cấp có tỷ suất sinh lợi rất tốt (lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên chi phí) nên việc đưa vào cho chấm điểm khách hàng thông qua các phương án trên không đủ

cơ sởđểđánh giá khách hàng.

Việc duyệt ra quyết định cho vay, ký hợp đồng tín dụng thuộc thẩm quyền cao hơn. Tuy nhiên toàn bộ hồ sơ được bộ phận thấp hơn cung cấp, nên có thể xảy ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ phía khách hàng các cấp dưới không trình bày rõ ràng trong báo cấp để cấp trên ra quyết định phù hợp. Các nguyên nhân đó là:

+ Khách hàng có mối quan hệ riêng (người thân, quan hệ tình cảm, cho hoa hồng…) đểđược cấp tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khách hàng được giới thiệu từ bộ phận cấp cao trong đơn vị Ngân hàng, dẫn đến cán bộ cấp dưới không dám loại bỏ khách hàng ra vì sự kính nể câp trên, hay để tạo thiện cảm với lãnh đạo.

+ Các chỉ tiêu, các phần thưởng … có giá trị cao để khuyến khích nhân viên năng

động trong công việc dẫn đến chay theo dư nợ, hay các phần tiền bồi dưỡng của khách hàng cho nhân viến nếu được cấp tín dụng. Các nguyên nhân này là cho nhân viên Ngân hàng cố tình bỏ qua những điểm không tốt của khách hàng để báo cáo cấp trên xét duyệt ký Hợp đồng tín dụng cho khách hàng.

Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.

Đây là giai đoạn rất khó kiểm soát nhất đối với một khoản vay, có nhiều lý do để lý giải cho vấn đề này là: ngân hàng không phải chỉ có môt khách hàng và các khách hàng không phải ai cũng dễ liên lạc… việc theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng càng trở nên khó khăn hơn. Chưa kể, những biến động xấu của tình hình thị trường kinh kế ảnh hưởng đến mục phương án vay vốn của Ngân hàng, thiên tai, lũ lụt cũng là nguyên nhân gây ra những tổn thất không mong muốn…Hiện nay, chính sách giám sát lần đầu 30 ngày kể từ ngày giải ngân, các lần giám sát tiếp theo có độ thời gian cách nhau xa hơn. Chính sự không liên tục này, có thể xảy ra rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng không những giám sát mà cần có những dự báo dựa trên sự kiện kinh tế, ngành nghề, lĩnh vực

đầu tư của khách hàng để dự báo được những rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng, từđó có những biện pháp kịp thời vừa giúp khách hàng vừa giảm rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Kết thúc Hợp đồng: tất toán, thanh lý giải chấp tài sản, lưu hồ sơ.

Một quy trình tín dụng chấm dứt khi Ngân hàng thu lại được khoản vốn và lãi của mình đối với một khoản vay, nhưng đó cũng là lúc bắt đầu một quy trình tín dụng mới. Khi kết thúc Hợp đồng tín dụng, Ngân hàng cần phải đánh giá và chấm điểm lại tư cách khách hàng, để có thể tiếp tục quan hệ với khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng. Có thể khách hàng không có dư nợ tại Ngân hàng nhưng uy tín của khách hàng trong thời gian quan hệ khách hàng. Trong quá trình thực hiện giao dịch với Ngân hàng, Ngân hàng cần đánh giá tư cách khách hàng, nếu những khách hàng tốt thì có những chính sách để giữ chân khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng sacombank chi nhánh an giang (Trang 47 - 50)