III. Thuận lợi và khó khăn trong năm 2008: 1.Thuận lợi:
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG
SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Doanh số cho vay (DSCV)
Cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu rất quan trọng của Ngân hàng. Trong các nguồn thu thì nguồn thu từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao, và đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi nhất của hoạt động Ngân hàng. Trong nền kinh tế Việt Nam, khi hoạt động dịch vụ Ngân hàng chưa phát triển cao, thì doanh số cho vay còn thể hiện quy mô cũng như thị phần trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Măc dù các hoạt
động dịch vụđược chú trọng phát triển, tuy nhiên lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế mặc dù lĩnh vực này rất ít rủi ro.
Biểu bảng 4.1: Doanh số cho vay của Ngân hàng Sacombank trong 03 năm qua. Đơn vị: Triệu đồng So sánh 2006 –2007 So sánh 2007-2008 Chỉ tiêu Theo báo cáo 2006 Theo báo cáo 2007 Theo báo cáo 2008 Tgiăảng m % tăng giảm Tăng giảm % tăng giảm Ngắn hạn 381,514 1,604,511 2,085,835 1,222,997 321% 481,324 30% Trung hạn 171,600 291,063 160,146 119,463 70% (130,917) -45% Dài hạn 143 10,651 2,328 10,508 7348% (8,323) -78% Tổng 553,257 1,906,225 2,248,309 1,352,968 245% 342,084 18% Thông qua bảng số liệu trên, về mặt tổng thể hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng luôn rất tốt doanh số cho luôn tăng qua các năm, trong vòng từ năm 2006 đến 2008 doanh số cho vay đã có mức tăng trưởng rất cao từ 553,257 tỷ đã tăng lên 2,248,309 tỷ đồng, cho thấy hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có phần giảm xuống cụ thể là năm 2007 tăng 1.532 tỷ đồng(+245%) so năm 2006, năm 2008 chỉ tăng 342 tỷ (+18%) so năm 2007.
Điều này cũng phù hợp với tình hình kinh tế chung của Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sự chi phối của Chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến hết năm 2008, đã có 08 lần Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất cơ
bản được duy trì ở mức 8,5%/năm không ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấp tín dụng Ngân hàng, đến tháng 6-9 của năm thì lãi suất cơ bản được điều chỉnh lại là 14%/năm khi
đó lãi suất cho vay (quy định không được quá 150% lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy
định) đã là 21%/năm. Khoản chi phí sử dụng vốn quá cao và điều đó tác động xấu đến nhu cầu vốn của các nhà đầu tư. Mặt khác, huy động vốn lại có sự biến động ngược chiều với doanh số cho vay, thay vì mạo hiểm đầu tư với chi phí sử dụng vốn 21%/năm, mà tìm kiếm lợi nhuận hơn 14%/năm, tại đây tạo ra sự cung cấp vốn thị trường cho Ngân hàng biến động tăng gần về các tháng cuối năm. Biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy sự biến động ngược chiều giữa cho vay và đi vay của Ngân hàng trong năm 2008.
- Đây là rủi ro mà Ngân hàng phải chụi từ chính sách của Chính phủ, dạng rủi ro này Ngân hàng khó trách khỏi và không thể kiểm soát.
Vì vậy, tốc độ tăng trưởng giảm không đánh giá đúng hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng. Mà sự biến động doanh số cho vay biết loại hình nào mang lại rủi ro cao nhất đối với Ngân hàng.
Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay
-500,000 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000
Theo báo cáo 31/122006
Theo báo cáo 31/12/2007
Theo báo cáo 31/12/2008
Cơ cấu
Trong cơ cấu doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn vẫn là thế mạnh của Ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay qua các năm lần lượt là 68%, 84% và 92% doanh số cho vay từ năm 2006-2008.
Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trong lớn có 02 vấn đề cần chú ý:
Thứ nhất: vì là khoản cho vay ngắn hạn nên tốc động quay vòng vốn của Ngân hàng sẽ rất nhanh, quay vòng vốn nhanh thì suất sinh lợi của vốn cũng rất cao, đó là điều mà các lĩnh vực kinh doanh đều muốn.
Thứ hai: khoản cho vay ngắn hạn này phần lớn cho vay đáp ứng nhu cầu vốn lưu
động cho nhà đầu tư nên lượng vốn này rất nhanh được nhà đầu tư chuyển hoá thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình thự hiện phương án đầu tư, khi có rủi ro xảy ra thì Ngân hàng rất khó thu hồi được nguồn vốn ban đầu (tiền mặt và hiện kim). Khả năng thanh toán của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu hồi khoản cho vay ngắn hạn này.