Doanh số thu nợ (DSTN)

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng sacombank chi nhánh an giang (Trang 41 - 43)

III. Thuận lợi và khó khăn trong năm 2008: 1.Thuận lợi:

B ảng biểu 4.1.1: Doanh số cho vay theo loại hình.

4.2 Doanh số thu nợ (DSTN)

Công tác cho vay và thu hồi nợ luôn đi song song với nhau đối với một khoản vay. Doanh số thu hồi nợ còn nói lên năng lực thu hồi nợ của cán bộ tín dụng, việc thu hồi nợ

còn giúp Ngân hàng hoạt động liên tục và tăng trưởng trong hoạt động của mình.

Thu hồi nợ càng tốt thì đồng vốn Ngân hàng được quay vòng vốn nhanh hơn, sẽ

làm tăng doanh số cho vay, như vậy nguồn thu Ngân hàng ngày càng tăng. Khi đồng vốn của Ngân hàng được quay vòng càng nhanh thì rủi ro tín dụng xét về mặt tổng thể cũng sẽ giảm theo.

Mặc khác, doanh số thu hồi nợ còn phản án hiệu quả công tác thẩm định của cán bộ

tín dụng, việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả như phương án mà khách hàng trình bày trong khi vay. Bên cạnh đó, những khoản nợ sau khi giải ngân Ngân hàng mới phát hiện đó là các khoản nợ xấu thì khi đó, kinh nghiệm thu nợ cũng như phương pháp thu nợ của Ngân hàng là yêu cầu rất quan trọng giảm thiểu rủi ri cho Ngân hàng.

Ngân hàng luôn chú trong đến công tác thu hồi nợ, vì khi có sự biến động xấu đến trong việc thu hồi nợ thì rủi ro cũng đi kèm theo, cho nên giám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quảđểđảm bảo thanh toán nợ là trọng yếu trong doanh số cho vay.

Tình hình thu nợ tại Ngân hàng Sacombank Chi Nhánh An Giang trong 03 năm qua

được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu bảng 4.2: Doanh số thu nợ Đơn vị: triệu đồng So sánh 2006 –2007 So sánh 2007-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng giảm % tăng giảm Tgiăảng m % tăng giảm Ngắn hạn 229,477 1,314,113 1,846,596 1,084,636 473% 532,483 29% Trung hạn 100,136 203,812 171,193 103,676 104% (32,619) -19% Dài hạn - 4,861 3,810 4,861 - (1,051) -28% Tổng 329,613 1,522,786 2,021,599 1,193,173 362% 498,813 25%

Sự biến động xấu của tình hình tài chính năm 2008 làm giảm doanh số thu nợ của Ngân hàng. Qua bảng 4.2 ta thấy, doanh số thu nợ tăng lên trong tổng thu nợ cụ thể là: tông thu nợ năm 2007 là 1,522,786 triệu đồng, tăng 1,193,73 triệu đồng so với năm 2006 (tương đương +362%). Trong khi đó năm 2008, chỉ tăng 498,813 triệu đồng so với năm 2007 (tương đương +25%).

Điều đó không có nghĩa là công tác thu nợ của Ngân hàng giảm, mà nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số cho vay Ngân hàng năm 2008 giảm so với năm 2007 (+18% Biểu bàng 4.1). Trong phần phân tích doanh số thu nợ cần chu ý đến doanh số thu nợ

ngắng hạn, khoản thu này rất quan trong đối vơi Ngân hàng đã trinh bày ở phần trên.

Biểu bảng 4.2.A Tỷ lệ Doanh số thu nợ trên Doanh số cho vay.

Chỉ tiêu Theo báo cáo 31/12/2006 Theo báo cáo 31/12/2007 Theo báo cáo 31/12/2008

Ngắn hạn 60.15% 81.90% 88.53%

Trung hạn 58.35% 70.02% 106.90%

Dài hạn 0.00% 45.64% 163.66%

Bảng 4.3 cho ta thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng ngày càng nâng cao, thông qua tỷ lệ thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm: 60,15% năm 2006 tăng lên 81,90% năm 2007, năm 2008 tỷ lệ tăng 88,53% so với doanh số cho vay. Trong đó, sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ thu nợ có lý do là:

Khi có sự thay đổi lớn về lãi suất (từ lãi suất cơ bản 14% xuống còn 7,5%) dẫn đến hiện tượng thanh toán trước hạn, để không chịu chi phí lãi suất cao từ Ngân hàng, công tác thu nợ các nguồn trung và dài hạn vì vậy gia tăng đáng kể, trung hạn tăng từ 70,02% tăng lên 106,9% từ năm 2007. Đến 2008, tỷ lệ thu nợ dài hạn tăng từ 45,6% năm 2007 lên 163,6%. Sự gia tăng doanh số thu nợđối với Ngân hàng là tính hiệu tốt.

Tuy nhiên, sự gia tăng này trong năm 2008 mang theo rủi ro lớn cho Ngân hàng, là phải chịu lãi suất cao ở phía huy động. Ngân hàng huy động với lãi suất cao, cho vay lại với lãi suất cao hơn, phần chênh lêch đó là lợi nhuận Ngân hàng, khi khách hàng thanh toán trước hạn, như vậy khoản chênh lệch lãi suất theo thời hạn bị gián đoạn. Để dễ hiểu ta lấy 01 ví dụ (ví dụ chỉ mang tính minh họa):

Ngân hàng huy động 100 triệu đồng với lãi suất là 18%/năm thời hạn là 5 năm, cung lúc Ngân hàng cấp tín dụng khách hàng cung 100 triệu với lãi suất 20% thời hạn cũng 05 năm. Như vậy mõi năm, Ngân hàng lãi từ chênh lệch lãi suất là 2%/năm. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm khách hàng thanh toán cho Ngân hàng, như vậy số tiền Ngân hàng thu về từ khách hàng là 100 triệu vốn gốc, và 20 triệu lãi. Trong khi đó 4 năm còn lại Ngân hàng thanh toán cho khách hàng huy động 18 triệu lãi mõi năm, số tiền gốc cuối kỳ

thanh toán cho khách hàng 100 triệu đồng. Hiện nay, Ngân hàng thực hiện biện pháp thu phí tất toán đối với khách hàng thanh toán nợ trước hạn là 0,2% số tiền còn lại phải trả. Trong ví dụ trên: Số tiền khách hàng thanh toán nợ trước hạn là:

Chỉ tiêu Lãi Nợ gốc

Thời điểm thanh toán so

HĐ Thành tiền Số tiền gốc phải trả 100,000,000 100,000,000

Lãi phạt thanh toán 0.20% 100,000,000 48 9,600,000

Tổng số tiền phải

trả 109,600,000

Như vây, số tiền Ngân hàng thu về từ cho vay nhỏ hơn số tiền Ngân hàng phải trả

từ huy động, ở mặt này chúng ta không xét đến khía cạnh vòng quay vốn của Ngân hàng thì rõ ràng đây là rủi ro.

Bên cạnh đó, tỷ số này tuy không nói lên chính xác tỷ lệ thu nợ trong năm, vì có các khoản vay chưa tới thời hạn thu nợ, tuy nhiên đối với Ngân hàng có tỷ trọng thu nợ

ngắn hạn cao thì tỷ lệ thu nợ có thể nói là phù hợp. Hiên nay, với chính sách duy trì thường xuyên với khách hàng theo kiểm tra định kỳ, kèm theo kiểm tra lần đầu tối đa 30 ngày kể từ ngày phát tiền vay, giúp Ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng. Cùng với chính sách theo dõi khách hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên liên hệ trao đổi khách hàng để tư vấn tài chính, trao đổi tình hình kinh tế chung… góp phần giúp khách hàng có những biện pháp khắc phục kịp thời những biến động xấu giúp, góp phần tạo công tác thu hồi nợ dễ dang và thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng sacombank chi nhánh an giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)